Nối sóng "Về nhà đi con", bộ phim "Hoa hồng trên ngực trái" tiếp tục làm hài lòng khán giả yêu phim Việt. Nội dung của bộ phim nói về cuộc sống hôn nhân gia đình.
Trong phim, nam chính là Thái - một ông chồng hội tụ đủ tính xấu như: Mê tín, cực đoan, hám gái, nhu nhược, bủn xỉn lại còn gia trưởng, vũ phu nhưng... có tiền.
Khuê là người phụ nữ tần tảo, hy sinh cả tuổi thanh xuân để ở nhà nội trợ làm hậu phương cho chồng. Trong tập mới phát sóng, nỗi bức dọc của khán giả được đẩy lên đỉnh điểm không chỉ với Thái mà cả nhân vật nhu nhược là Khuê trong phim.
|
Bài học sâu sắc một dân mạng rút ra được từ phim "Hoa hồng trên ngực trái". |
Từ đây, một dân mạng đã rút ra bài học sâu sắc cho những chị em đã, đang và sắp lấy chồng. Nội dung như sau:
"Chị Khuê là kiểu phụ nữ điển hình truyền thống của điện ảnh Việt Nam thời đại trước. Chị đứng trong bếp hơn 12 giờ/ 1 ngày, nhu mì, ôn hòa, chăm lo cho chồng con bữa ăn giấc ngủ. Nhưng chị không đi làm, ở nhà chồng nuôi đến tận 10 năm trời. Để đến khi phát hiện chồng có nhân tình, chị Khuê bị chồng sỉ nhục, đánh đuổi ra khỏi nhà mà không làm được gì khác.
Không chỉ bị chồng bỏ bê vì không còn hấp dẫn, không biết chăm sóc cho bản thân, hôm qua chị còn bị chị khinh thường vì ngửa tay xin tiền chồng cho nhà ngoại. Giây phút ấy tưởng như chị đã... (không - pv) còn được tôn trọng 1 chút nào nữa rồi.
|
Trong tập mới nhất, Thái bức xúc khi Khuê xin tiền giúp nhà mẹ đẻ. |
Cho nên các chị à, đừng bao giờ tin vào những câu "ở nhà anh nuôi" của những người đàn ông có cuộc sống dư giả. Hoặc nếu có tin, tin một nửa thôi còn chừa cho mình còn đường lui nếu gặp bất trắc. Sống với suy nghĩ lấy chồng giàu chỉ cần ở nhà ăn với đẻ và hưởng thụ thì sớm hay muộn cũng sẽ có những giây phút chồng hay có người trong nhà chồng khinh thường. Mà ở trong một gia đình bị khinh thường, không tự chủ kinh tế nó khổ lắm. Chồng nó thương thì còn đỡ, lỡ có vấn đề gì là trắng tay quay vào ô mất lượt.
Tốt nhất là về khoản kinh tế cứ phải độc lập tự do, miếng nào to thì gắp. Thời đại này kiếm tiền không có, chăm chỉ một chút, có đầu óc một chút thì có lẽ cũng chẳng phải dựa dẫm vào ai. Người ta nói: “Cơm của bố mẹ nằm mà ăn, cơm của mình đứng mà ăn, còn cơm của chồng thì quỳ mà ăn”. Của biếu là của lo của cho là của nợ. Không tiền mất quyền lên tiếng.
|
Khuê Hoa hồng trên ngực trái, bài học từ phim Hoa hồng trên ngực trái, tâm sự gia đình |
Từ phim, rút ra bài học là dù có thế nào thì người phụ nữ cũng nên đi làm để tự chủ về kinh tế, tránh bị chồng coi thường
Tôi có đọc được ở 1 bài viết rất chuẩn: Làm thân đàn bà ở nhà nuôi con nhỏ, hầu hạ chồng con cũng rất cực, vất vả stress chẳng kém người đi làm, nhưng sẽ luôn mang tiếng ăn bám, chẳng có tiếng nói trong gia đình, kể cả chồng có tốt tới mấy. Thế nên, phàm là đàn bà thì đừng nghĩ sẽ dựa dẫm vào đàn ông. Đàn bà phải có tiền: “Tiền để nuôi bản thân, để nuôi con, để báo hiếu cha mẹ, để thuê giang hồ khi cần”.
Có bạn nữ nói là: "Theo em chỉ cần có tiền trong túi, rất nhiều thứ khác đều tự nguyện chung thủy với bạn" nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục.
Tôi nhớ mãi bà mợ tôi đã khuyên khi tôi sinh con đầu, kiểu gì cháu cũng phải đi làm cho dù tiền chỉ đủ thuê người trông con cháu, chớ dại ở nhà nội trợ, chăm con. Lời khuyên này chẳng sai bao giờ. Vậy nên chị em nhớ nhé: Sống hãy tự cho mình đường lui".
Nhiều khán giả đồng tình với quan điểm trên và đồng thời muốn hóa thân thành nhân vật trong phim để "trút giận":
- Xin phép đạo diễn cho cháu vào vai mẹ chồng 3 phút được không ạ? Cháu tát cho Thái với Khuê mỗi đứa mấy cái rồi cháu lại ra ạ.
- Nhưng em nói thật các bác đừng gạch đá riêng thằng này trong phim thì không ra gì rồi. Nhưng mà cũng nay mất cái nhà nó chuộc rồi mai lại vài trăm triệu thì ngoài đời cũng thấy mệt mỏi. Vấn đề không phải ở Khuê mà mẹ với thằng em lúc nào cũng hết tiền là nã nó thì nó lại ghét rồi đánh giá cho.
- Đã có 1 thằng chồng ra gì lại có thêm 1 bà mẹ và 1 thằng em chả kém cạnh. Bất hạnh.Nó đã ghét rồi bây giờ nó lại càng coi thường
- Nhà mẹ đẻ khuê đúng là ăn hại. Xem tức bà mẹ với thằng em. Phải công nhận nhìn mặt thằng chồng tao cũng thấy toát lên vẻ hãm cành cạch rồi chứ đừng nói xem film. Nhìn không ưa được. Đạo diễn khéo chọn diễn viên thực sự.
- Chưa nói đến vấn đề Khuê ở nhà phụ thuộc vào chồng, mà Khuê có thằng em và bà mẹ hãm thật sự. Em trai lười lao động, đến nhà chị gái còn ăn cắp tiền trong ví chị, xui mẹ bắt chị gom tiền cho buôn lậu điện thoại. Bà mẹ thì suốt ngày bênh con trai, trước hai mẹ con thua lô đề phải gán nợ vào cái nhà, may có chồng Khuê chuộc lại cho.... Giá mà thằng em trai, bà mẹ không đào mỏ ông chồng Khuê thì chồng khuê cũng chẳng nói ra câu đấy. Đúng là cái bể phốt là có cơ sở. Đừng trách chồng Khuê hãm nữa.