Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên được vinh dự mang tên Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Hà Nội. Ngày 7/11, tàu ngầm Hà Nội HQ-182 chính thức được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tại cảng nhà máy Verfi và ngày 14/11, tàu này được tàu vận tải Rolldock Sea (Hà Lan) đưa về nước. Hà Nội là đầu não của cả nước với mức độ phát triển kinh tế - xã hội được xếp vào hạng nhất. Nơi đây, tuy không có các cảng biển do địa hình không tiếp giáp với biển nhưng là nơi tập trung của các cảng nội địa, cảng hàng không và cảng container quốc tế. Trong đó, cảng container quốc tế Phù Đổng (có vị trí tại khu vực ven sông Đuống, thuộc địa phận huyện Gia Lâm) có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 30 ha. (Trong ảnh là sông Đuống). Tàu ngầm Kilo thứ 2 được đặt theo thành phố mang tên Bác TP.HCM, số hiệu HQ-183. Dự kiến, trong năm 2014, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm này. Hiện tàu ngầm đã bắt đầu các hoạt động thử nghiệm ở cảng và trên biển. TP.HCM được xem là có cảng nội địa, cảng hàng không, cảng container và cảng biển quốc tế nhiều nhất nước ta. Do có vị trí đặc biệt về địa lý, các cảng của thành phố đều có quy mô lớn với tiềm lực không ngừng tăng lên. Theo xếp hạng của Hội vận tải biển thế giới World Shipping Council, Cảng biển TP.HCM xếp ở vị trí thứ 25 trong Top 50 cảng container lớn nhất thế giới năm 2012. Tàu ngầm thứ 3 mang tên TP Hải Phòng, số hiệu HQ-184 cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2014. Là thành phố cảng biển, Hải Phòng nổi tiếng trong cả nước với các cảng biển hùng hậu, vốn đầu tư thuộc vào hàng "khủng". Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn. Ảnh: Tàu cập cảng Chùa Vẽ.Tàu ngầm thứ 4 được mang tên TP Đà Nẵng, số hiệu HQ-185. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra các cảng Đà Nẵng còn được trang bị nhiều phương tiện và thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Có thể kể tên các cảng nổi tiếng của Đà Nẵng như: cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu... Ngày nay cảng biển Đà Nẵng được xếp vào hạng cảng biển loại I cấp quốc gia. Trong ảnh là Cảng Tiên Sa, là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12 m nước, chiều dài cầu bến là 965 m, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 40.000 DWT... Tàu ngầm thứ 5 được đặt tên Khánh Hòa, số hiệu HQ-186. Khánh Hòa có vị trí thuận lợi để phát triển các cảng biển quốc tế, trong đó nổi tiếng nhất là cảng Cam Ranh huyền thoại. Đây là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh, là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận. Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam cũng tiến hành rà soát tổng thể vùng cảng biển Khánh Hòa gồm 3 cảng: Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh. Theo đó, dự kiến cảng biển Cam Ranh sẽ mở rộng giới hạn đường biển thiết lập mới với 5 khu neo đậu tàu. Cảng biển Vân Phong sẽ thiết lập mới 6 khu neo đậu. Riêng cảng biển Nha Trang (ảnh) từng bước chuyển đổi công năng thành khu đầu mối du lịch biến động hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 10 vạn GRT và tàu khách nội địa Bắc - Nam... Tàu ngầm Kilo cuối cùng được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu với số hiệu HQ-187. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trên 50 cảng biển, trong đó có cảng đang trong quá trình xây dựng. Các cảng lớn và hiện đại nổi bật như: CMIT, SP-PSA, SITV, Tân Cảng - Cái Mép. Sự phát triển của ngành dầu khí tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo ra một hệ thống cảng chuyên dụng từ những năm đầu tiên khi Việt Nam mới mở cửa. Thời gian đầu, hệ thống cảng chuyên dụng này chưa đóng góp nhiều cho hoạt động thương mại, chỉ khi tài nguyên dầu khí được khai thác, mở ra nhiều triển vọng cho các ngành công nghiệp dầu khí, điện - đạm và các ngành công nghiệp vệ tinh khác. Trong ảnh là Cảng dịch vụ dầu khí PTSC Phú Mỹ, Tân Thành.
Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên được vinh dự mang tên Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Hà Nội. Ngày 7/11, tàu ngầm Hà Nội HQ-182 chính thức được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tại cảng nhà máy Verfi và ngày 14/11, tàu này được tàu vận tải Rolldock Sea (Hà Lan) đưa về nước.
Hà Nội là đầu não của cả nước với mức độ phát triển kinh tế - xã hội được xếp vào hạng nhất. Nơi đây, tuy không có các cảng biển do địa hình không tiếp giáp với biển nhưng là nơi tập trung của các cảng nội địa, cảng hàng không và cảng container quốc tế. Trong đó, cảng container quốc tế Phù Đổng (có vị trí tại khu vực ven sông Đuống, thuộc địa phận huyện Gia Lâm) có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 30 ha. (Trong ảnh là sông Đuống).
Tàu ngầm Kilo thứ 2 được đặt theo thành phố mang tên Bác TP.HCM, số hiệu HQ-183. Dự kiến, trong năm 2014, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm này. Hiện tàu ngầm đã bắt đầu các hoạt động thử nghiệm ở cảng và trên biển.
TP.HCM được xem là có cảng nội địa, cảng hàng không, cảng container và cảng biển quốc tế nhiều nhất nước ta. Do có vị trí đặc biệt về địa lý, các cảng của thành phố đều có quy mô lớn với tiềm lực không ngừng tăng lên. Theo xếp hạng của Hội vận tải biển thế giới World Shipping Council, Cảng biển TP.HCM xếp ở vị trí thứ 25 trong Top 50 cảng container lớn nhất thế giới năm 2012.
Tàu ngầm thứ 3 mang tên TP Hải Phòng, số hiệu HQ-184 cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2014. Là thành phố cảng biển, Hải Phòng nổi tiếng trong cả nước với các cảng biển hùng hậu, vốn đầu tư thuộc vào hàng "khủng".
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn. Ảnh: Tàu cập cảng Chùa Vẽ.
Tàu ngầm thứ 4 được mang tên TP Đà Nẵng, số hiệu HQ-185. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra các cảng Đà Nẵng còn được trang bị nhiều phương tiện và thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
Có thể kể tên các cảng nổi tiếng của Đà Nẵng như: cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu... Ngày nay cảng biển Đà Nẵng được xếp vào hạng cảng biển loại I cấp quốc gia. Trong ảnh là Cảng Tiên Sa, là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12 m nước, chiều dài cầu bến là 965 m, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 40.000 DWT...
Tàu ngầm thứ 5 được đặt tên Khánh Hòa, số hiệu HQ-186. Khánh Hòa có vị trí thuận lợi để phát triển các cảng biển quốc tế, trong đó nổi tiếng nhất là cảng Cam Ranh huyền thoại. Đây là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh, là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam cũng tiến hành rà soát tổng thể vùng cảng biển Khánh Hòa gồm 3 cảng: Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh. Theo đó, dự kiến cảng biển Cam Ranh sẽ mở rộng giới hạn đường biển thiết lập mới với 5 khu neo đậu tàu. Cảng biển Vân Phong sẽ thiết lập mới 6 khu neo đậu. Riêng cảng biển Nha Trang (ảnh) từng bước chuyển đổi công năng thành khu đầu mối du lịch biến động hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 10 vạn GRT và tàu khách nội địa Bắc - Nam...
Tàu ngầm Kilo cuối cùng được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu với số hiệu HQ-187. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trên 50 cảng biển, trong đó có cảng đang trong quá trình xây dựng. Các cảng lớn và hiện đại nổi bật như: CMIT, SP-PSA, SITV, Tân Cảng - Cái Mép.
Sự phát triển của ngành dầu khí tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo ra một hệ thống cảng chuyên dụng từ những năm đầu tiên khi Việt Nam mới mở cửa. Thời gian đầu, hệ thống cảng chuyên dụng này chưa đóng góp nhiều cho hoạt động thương mại, chỉ khi tài nguyên dầu khí được khai thác, mở ra nhiều triển vọng cho các ngành công nghiệp dầu khí, điện - đạm và các ngành công nghiệp vệ tinh khác. Trong ảnh là Cảng dịch vụ dầu khí PTSC Phú Mỹ, Tân Thành.