Triển lãm khai mạc sáng 31/12 do Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tổ chức, nằm trong chương trình “Trường Sa xanh”. Hoạt động cụ thể cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” nhằm giới thiệu tới nhân dân cả nước và khách du lịch quốc tế những hình ảnh về quần đảo Trường Sa.Anh Trần Vũ Thành – đại diện nhóm tác giả phát biểu trong buổi khai mạc cho biết tên triển lãm “Có một Trường Sa trong lòng Hà Nội” lấy cảm hứng từ bài thơ của đồng chí Lê Hồng Sơn trong chuyến công tác Trường Sa tháng 4/2016.100 bức ảnh của 22 tác giả về Trường Sa với 4 chủ đề: Chủ quyền biển đảo, Thiên nhiên Trường Sa, Chân dung Trường Sa, Hà Nội với Trường Sa.Các tác giả đã làm nên một tấm bản đồ quần đảo Trường Sa bằng ảnh với đầy đủ 9 đảo nổi, 12 đảo chìm và 33 điểm tòng quân.Tác phẩm “Phía trước anh là Len Đao” của tác giả Trần Thành.Tác giả Nguyệt Ánh góp mặt trong buổi triển lãm với tác phẩm “Hải đăng Tiên Nữ”. Chị chia sẻ: “ Trong chuyến đi Trường Sa, tôi rất xúc động trước tình cảm, sự hy sinh của các cán bộ chiến sĩ trên đảo và những người công nhân làm nhà đèn”.Tác giả Trường Phong may mắn được đến thăm Trường Sa vào dịp Tết năm 2016 và được tham gia gói bánh chưng cùng các chiến sĩ trên đảo. Anh cho biết điều đặc biệt của bánh chưng nơi đây là có vị mặn của nước biển ngấm từ lá bàng vuông hòa với gạo nếp trên đất liền mang lại hương vị khó quên.Cùng với trưng bày ảnh, triển lãm còn mang đến một số hiện vật sống động của Trường Sa với sự hỗ trợ của Bảo tàng Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải quân trưng bày các kỷ vật gửi về từ các đảo Trường Sa như cây bàng vuông.Cờ Tổ quốc đảo Trường Sa.Mô hình tàu vận tải 1.000 tấn (Trường Sa 20) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Mô hình tàu ngầm Kilo 636, loại khí tài chiến đấu hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Triển lãm nhằm gây quỹ để sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt NT-60 cho đảo An Bang (quần đảo Trường Sa).Triển lãm kéo dài đến hết ngày 3/1/2017.
Triển lãm khai mạc sáng 31/12 do Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tổ chức, nằm trong chương trình “Trường Sa xanh”. Hoạt động cụ thể cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” nhằm giới thiệu tới nhân dân cả nước và khách du lịch quốc tế những hình ảnh về quần đảo Trường Sa.
Anh Trần Vũ Thành – đại diện nhóm tác giả phát biểu trong buổi khai mạc cho biết tên triển lãm “Có một Trường Sa trong lòng Hà Nội” lấy cảm hứng từ bài thơ của đồng chí Lê Hồng Sơn trong chuyến công tác Trường Sa tháng 4/2016.
100 bức ảnh của 22 tác giả về Trường Sa với 4 chủ đề: Chủ quyền biển đảo, Thiên nhiên Trường Sa, Chân dung Trường Sa, Hà Nội với Trường Sa.
Các tác giả đã làm nên một tấm bản đồ quần đảo Trường Sa bằng ảnh với đầy đủ 9 đảo nổi, 12 đảo chìm và 33 điểm tòng quân.
Tác phẩm “Phía trước anh là Len Đao” của tác giả Trần Thành.
Tác giả Nguyệt Ánh góp mặt trong buổi triển lãm với tác phẩm “Hải đăng Tiên Nữ”. Chị chia sẻ: “ Trong chuyến đi Trường Sa, tôi rất xúc động trước tình cảm, sự hy sinh của các cán bộ chiến sĩ trên đảo và những người công nhân làm nhà đèn”.
Tác giả Trường Phong may mắn được đến thăm Trường Sa vào dịp Tết năm 2016 và được tham gia gói bánh chưng cùng các chiến sĩ trên đảo. Anh cho biết điều đặc biệt của bánh chưng nơi đây là có vị mặn của nước biển ngấm từ lá bàng vuông hòa với gạo nếp trên đất liền mang lại hương vị khó quên.
Cùng với trưng bày ảnh, triển lãm còn mang đến một số hiện vật sống động của Trường Sa với sự hỗ trợ của Bảo tàng Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải quân trưng bày các kỷ vật gửi về từ các đảo Trường Sa như cây bàng vuông.
Cờ Tổ quốc đảo Trường Sa.
Mô hình tàu vận tải 1.000 tấn (Trường Sa 20) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Mô hình tàu ngầm Kilo 636, loại khí tài chiến đấu hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Triển lãm nhằm gây quỹ để sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt NT-60 cho đảo An Bang (quần đảo Trường Sa).
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 3/1/2017.