Ngày 30/6, tại hội thảo Đánh giá hoạt động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm 2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho rằng, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội vẫn đang diễn ra trong thời gian qua. Mạng xã hội đưa tin như một tờ báo điện tử, gây bức xúc trong dư luận.
|
Hội thảo đánh giá hoạt động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm 2022, tại TP HCM sáng 30/6 |
Do đó, thời gian tới Bộ TTTT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để ngăn chặn, hạn chế tình trạng "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong nước như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép điều kiện hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội để hạn chế xu hướng “báo hóa”; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các trang tin có biểu hiện vi phạm...
Thứ trưởng Bộ TTTT cũng cho biết, hiện nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
|
Ông Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu tại buổi lễ |
Theo ông Lưu Đình Phúc – Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, từ đầu năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 75/QĐ-BTTTT về việc xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và “tư nhân hóa” báo chí.
|
Ông Lưu Đình Phúc – Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết, xử lý nghiêm tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và “tư nhân hóa” báo chí |
Cụ thể, Cục đã chấn chỉnh, xử lý các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”: Siết chặt công tác cấp phép; Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động cung cấp thông tin trên mạng.
Đối với Mạng xã hội thay đổi điều kiện về cấp phép, cụ thê: Chỉ cấp phép đối với các mạng xã hội trong nước có lượng người sử dụng lớn (từ 10.000 người trở lên).
Chỉ các tài khoản đã được định danh (định danh thông tin cá nhân của chủ tài khoản bằng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc bằng số thuê bao điện thoại đã xác thực) mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
|
Trường hợp không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” bị xử phạt |
Bên cạnh đó, giám sát quản lý chặt chẽ đối với trò chơi điện tử trên mạng. Hiện trò chơi điện tử không phép, game đánh bạc, đổi thưởng tiếp tục gia tăng trên các kho ứng dụng. Xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp game trong nước có dấu hiệu núp bóng, làm đại lý phát hành game cho các doanh nghiệp nước ngoài, để trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Cục đã phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an xử lý hơn 10 trường hợp, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, phổ biến quy định pháp luật về lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Trào lưu khoe thân kiếm tiền phản cảm trên mạng xã hội: