Năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 11/10 hàng năm làm Ngày Quốc tế vì trẻ em gái. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em vào ngày 20/2/1990.Mặc dù có nhiều nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vẫn chưa được đảm bảo những quyền lợi cơ bản như học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe…Trong ảnh: Một bé gái phụ giúp cha mẹ làm nghề chèo đò chở khách trên sông Cầu, Bắc Giang.Rất nhiều trẻ em, trong đó có trẻ em gái phải lao động kiếm sống từ khi còn rất nhỏ.Bé Lan - học lớp 3, nhà ở Thường Tín, Hà Nội ngoài giờ học theo cha mẹ ra chợ phụ giúp gọt dừa bán cho khách.Mỗi ngày em phải gọt vỏ hàng chục quả dừa khiến đôi tay nhỏ bé của em phồng rộp, bỏng rát.Nhiều trẻ em gái ở nông thôn, miền núi phải bỏ quê lên thành phố làm người giúp việc, phụ bán hàng…Ở các làng nghề, trẻ em gái thường xuyên phải làm việc phụ giúp gia đình. Đây được coi là việc “đương nhiên” ở nhiều gia đình nông thôn Việt Nam.Một bé gái rửa chén bát ở một hàng ăn trên phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Hàng ngày, em cùng 1 số bạn cùng lứa tuổi phục vụ tại quán này từ sáng sớm đến nửa đêm.Ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, các trẻ em gái phải lao động rất nặng nhọc không khác gì người lớn. Trong ảnh: Em gái này phải gùi bao ngô nặng khoảng 50 kg từ chợ về nhà ở Sa Pa, Lào Cai.Hơn thế, nhiều trẻ em gái phải lập gia đình từ khi còn ở tuổi vị thành niên như em Vàng Thị Danh, ở Sa Pa - Lào Cai mới 19 tuổi đã có tới 3 đứa con.Một bé gái sống trong khu ổ chuột giữa lòng Thủ đô, hàng ngày em chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp bố mẹ việc nhà, không được đi học và tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa.Sân chơi của 2 chị em sống ở bãi giữa sông Hồng, bên cạnh 1 đống rác khổng lồ do người ở trên bờ ném xuống. Đó là cuộc sống “bình thường” của rất nhiều trẻ nhỏ ở đây.Một bé gái vẹo lưng bế em giúp bố mẹ.Những bé gái chơi đùa trên lòng đường sắt chạy qua phố Phùng Hưng, Hà Nội. Cha mẹ chúng đều là những người lao động ngoại tỉnh ra Hà Nội mưu sinh…Một em bé theo mẹ đi chợ. Em ngủ luôn trên ba-ga xe đạp phía sau lưng người mẹ trên đường trở về nhà. Ảnh chụp trên đường Phạm Hùng, Hà Nội.
Năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 11/10 hàng năm làm Ngày Quốc tế vì trẻ em gái. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em vào ngày 20/2/1990.
Mặc dù có nhiều nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vẫn chưa được đảm bảo những quyền lợi cơ bản như học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe…Trong ảnh: Một bé gái phụ giúp cha mẹ làm nghề chèo đò chở khách trên sông Cầu, Bắc Giang.
Rất nhiều trẻ em, trong đó có trẻ em gái phải lao động kiếm sống từ khi còn rất nhỏ.
Bé Lan - học lớp 3, nhà ở Thường Tín, Hà Nội ngoài giờ học theo cha mẹ ra chợ phụ giúp gọt dừa bán cho khách.
Mỗi ngày em phải gọt vỏ hàng chục quả dừa khiến đôi tay nhỏ bé của em phồng rộp, bỏng rát.
Nhiều trẻ em gái ở nông thôn, miền núi phải bỏ quê lên thành phố làm người giúp việc, phụ bán hàng…
Ở các làng nghề, trẻ em gái thường xuyên phải làm việc phụ giúp gia đình. Đây được coi là việc “đương nhiên” ở nhiều gia đình nông thôn Việt Nam.
Một bé gái rửa chén bát ở một hàng ăn trên phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Hàng ngày, em cùng 1 số bạn cùng lứa tuổi phục vụ tại quán này từ sáng sớm đến nửa đêm.
Ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, các trẻ em gái phải lao động rất nặng nhọc không khác gì người lớn. Trong ảnh: Em gái này phải gùi bao ngô nặng khoảng 50 kg từ chợ về nhà ở Sa Pa, Lào Cai.
Hơn thế, nhiều trẻ em gái phải lập gia đình từ khi còn ở tuổi vị thành niên như em Vàng Thị Danh, ở Sa Pa - Lào Cai mới 19 tuổi đã có tới 3 đứa con.
Một bé gái sống trong khu ổ chuột giữa lòng Thủ đô, hàng ngày em chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp bố mẹ việc nhà, không được đi học và tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa.
Sân chơi của 2 chị em sống ở bãi giữa sông Hồng, bên cạnh 1 đống rác khổng lồ do người ở trên bờ ném xuống. Đó là cuộc sống “bình thường” của rất nhiều trẻ nhỏ ở đây.
Một bé gái vẹo lưng bế em giúp bố mẹ.
Những bé gái chơi đùa trên lòng đường sắt chạy qua phố Phùng Hưng, Hà Nội. Cha mẹ chúng đều là những người lao động ngoại tỉnh ra Hà Nội mưu sinh…
Một em bé theo mẹ đi chợ. Em ngủ luôn trên ba-ga xe đạp phía sau lưng người mẹ trên đường trở về nhà. Ảnh chụp trên đường Phạm Hùng, Hà Nội.