Ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm, lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) lại thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự với màn nhấn đặc biệt là điệu múa "Con đĩ đánh bồng" do các thanh niên trai tráng đảm nhiệm.Đây là lễ hội tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798).Theo các cụ cao niên trong làng, Làng Triều Khúc vào thế kỷ thứ 8 chính là nơi vua Phùng Hưng tập kết nghĩa sĩ bao vây đạo quân nhà Đường đóng tại Tống Bình - Đại La. Thời gian này ngài đã cho binh lính giả trang thành nữ, múa trống bồng động viên tinh thần binh sĩ. Sau này, để tưởng nhớ công ơn của vua Phùng Hưng, hàng năm dân làng Triều Khúc mở hội từ mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch.Trong ngày hội, các thanh niên được tô son thoa phấn, chít khăn, mặc áo mớ ba mớ bảy, đưa mắt lúng liếng, nhảy múa, lắc lư uyển chuyển, nhịp nhàng để bà con tán thưởng.Điệu múa bồng của người làng Triều Khúc thể hiện tràn đầy năng lượng. Động tác của người múa vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ, ai trong đội múa cũng tươi cười. Đội múa bồng đi tới đâu là đem niềm vui tới đó cho mọi người.Theo các bô lão làng Triều Khúc, những người được tuyển chọn trong đội múa phải đáp ứng nhiều tiêu chí, ngoài việc múa dẻo, gương mặt có thần thái, hơn cả phải là dân làng Triều Khúc, lý lịch phải trong sạch.Những điệu múa nhịp nhàng, ánh mắt đong đưa theo từng nhịp trống của các "con đĩ đánh bồng".Bùi Văn Hảo chia sẻ, đây là năm thứ 6 anh được lựa chọn để múa tại lễ hội. Điều khó nhất trong khi múa ngoài việc di chuyển phải uyển chuyển, thướt tha thì ánh mắt phải lúng liếng có hồn, như vậy mới thể hiện được toàn bộ điệu múa"con đĩ đánh bồng".Vào ngày này, người dân ở đây kiêng nói từ "bố" trong những ngày này vì sợ phạm húy. Vào ngày rước kiệu, tất cả mọi người sẽ xuống tầng 1 của nhà mình vì tin rằng không ai được đứng cao hơn kiệu của ngài.Bài múa này dựa trên những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là thú vuiNhững điệu múa nhìn đơn giản nhưng lại khá phức tạp bởi các "diễn viên" phải thể hiện được cái hồn của điệu múa qua từng cử chỉ, ánh mắt lả lơi.Không chỉ là một thú vui, điệu múa con đĩ đánh bồng và hội làng Triều Khúc nói chung là một sản phẩm độc đáo của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.
Ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm, lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) lại thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự với màn nhấn đặc biệt là điệu múa "Con đĩ đánh bồng" do các thanh niên trai tráng đảm nhiệm.
Đây là lễ hội tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798).
Theo các cụ cao niên trong làng, Làng Triều Khúc vào thế kỷ thứ 8 chính là nơi vua Phùng Hưng tập kết nghĩa sĩ bao vây đạo quân nhà Đường đóng tại Tống Bình - Đại La. Thời gian này ngài đã cho binh lính giả trang thành nữ, múa trống bồng động viên tinh thần binh sĩ. Sau này, để tưởng nhớ công ơn của vua Phùng Hưng, hàng năm dân làng Triều Khúc mở hội từ mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch.
Trong ngày hội, các thanh niên được tô son thoa phấn, chít khăn, mặc áo mớ ba mớ bảy, đưa mắt lúng liếng, nhảy múa, lắc lư uyển chuyển, nhịp nhàng để bà con tán thưởng.
Điệu múa bồng của người làng Triều Khúc thể hiện tràn đầy năng lượng. Động tác của người múa vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ, ai trong đội múa cũng tươi cười. Đội múa bồng đi tới đâu là đem niềm vui tới đó cho mọi người.
Theo các bô lão làng Triều Khúc, những người được tuyển chọn trong đội múa phải đáp ứng nhiều tiêu chí, ngoài việc múa dẻo, gương mặt có thần thái, hơn cả phải là dân làng Triều Khúc, lý lịch phải trong sạch.
Những điệu múa nhịp nhàng, ánh mắt đong đưa theo từng nhịp trống của các "con đĩ đánh bồng".
Bùi Văn Hảo chia sẻ, đây là năm thứ 6 anh được lựa chọn để múa tại lễ hội. Điều khó nhất trong khi múa ngoài việc di chuyển phải uyển chuyển, thướt tha thì ánh mắt phải lúng liếng có hồn, như vậy mới thể hiện được toàn bộ điệu múa"con đĩ đánh bồng".
Vào ngày này, người dân ở đây kiêng nói từ "bố" trong những ngày này vì sợ phạm húy. Vào ngày rước kiệu, tất cả mọi người sẽ xuống tầng 1 của nhà mình vì tin rằng không ai được đứng cao hơn kiệu của ngài.
Bài múa này dựa trên những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là thú vui
Những điệu múa nhìn đơn giản nhưng lại khá phức tạp bởi các "diễn viên" phải thể hiện được cái hồn của điệu múa qua từng cử chỉ, ánh mắt lả lơi.
Không chỉ là một thú vui, điệu múa con đĩ đánh bồng và hội làng Triều Khúc nói chung là một sản phẩm độc đáo của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.