Lễ dâng hương tái hiện nhiều nghi thức truyền thống cung đình xưa kia
như tế lễ, rước kiệu với sự góp mặt của các đội tế làng Triều Khúc
(Thanh Trì), làng Yên Hòa (Cầu Giấy), làng Sở Thượng (Yên Sở), làng Vân
Canh (Hoài Đức).
.Từ sáng sớm, kiệu đức vua được đoàn rước hơn 400 người đưa từ sân Đoan
Môn - nơi vua thường đi qua tiến vào sân rồng trước điện Kính Thiên theo
đúng nghi thức truyền thống.Lần đầu tiên, lễ khai ấn được tổ chức thí điểm tại Hà Nội.
Để đảm bảo sự linh thiêng, các nghi thức do chủ tế và các vị chức sắc
tiến hành riêng trong nền điện Kính Thiên.Ý nghĩa của lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc
Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng
công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi.Sau này vào đầu xuân, các vua Trần đều tổ chức nghi lễ khai ấn với mục
đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ
máy chính quyền.Trong buổi lễ khai ấn sáng nay còn diễn ra tiết mục múa dân gian “con đĩ
đánh bồng” phục vụ cho việc tế lễ thánh làng Triều Khúc (Tân Triều,
Thanh Trì, Hà Nội) Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc
Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài
lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần
quân sĩ. Sau này, điệu múa trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc
diễn ra từ mùng 9 đến ngày 12 tháng giêng hàng năm.Ngoài múa bồng, rước kiệu, nghi thức tế lễ được tái hiện trước điện Kính
Thiên. Vị chủ tế đọc chúc văn cảm tạ trời đất, công đức của các bậc
tiên đế, tiên hiền, cầu mong một năm mới quốc thái dân an.Cũng trong buổi sáng ngày hôm nay, Đại Tướng Trần Đại Quang - Ủy viên bộ
Chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an - tới điện Kính Thiên, khu di tích
Hoàng thành Thăng Long dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên liệt, các đức
vua anh minh, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Lễ dâng hương tái hiện nhiều nghi thức truyền thống cung đình xưa kia
như tế lễ, rước kiệu với sự góp mặt của các đội tế làng Triều Khúc
(Thanh Trì), làng Yên Hòa (Cầu Giấy), làng Sở Thượng (Yên Sở), làng Vân
Canh (Hoài Đức).
.
Từ sáng sớm, kiệu đức vua được đoàn rước hơn 400 người đưa từ sân Đoan
Môn - nơi vua thường đi qua tiến vào sân rồng trước điện Kính Thiên theo
đúng nghi thức truyền thống.
Lần đầu tiên, lễ khai ấn được tổ chức thí điểm tại Hà Nội.
Để đảm bảo sự linh thiêng, các nghi thức do chủ tế và các vị chức sắc
tiến hành riêng trong nền điện Kính Thiên.
Ý nghĩa của lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc
Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng
công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi.
Sau này vào đầu xuân, các vua Trần đều tổ chức nghi lễ khai ấn với mục
đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ
máy chính quyền.
Trong buổi lễ khai ấn sáng nay còn diễn ra tiết mục múa dân gian “con đĩ
đánh bồng” phục vụ cho việc tế lễ thánh làng Triều Khúc (Tân Triều,
Thanh Trì, Hà Nội) Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc
Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài
lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần
quân sĩ. Sau này, điệu múa trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc
diễn ra từ mùng 9 đến ngày 12 tháng giêng hàng năm.
Ngoài múa bồng, rước kiệu, nghi thức tế lễ được tái hiện trước điện Kính
Thiên. Vị chủ tế đọc chúc văn cảm tạ trời đất, công đức của các bậc
tiên đế, tiên hiền, cầu mong một năm mới quốc thái dân an.
Cũng trong buổi sáng ngày hôm nay, Đại Tướng Trần Đại Quang - Ủy viên bộ
Chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an - tới điện Kính Thiên, khu di tích
Hoàng thành Thăng Long dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên liệt, các đức
vua anh minh, các bậc hiền tài có công với đất nước.