Dự án xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội được đầu tư với tổng số trên 1.100 tỷ đồng, bằng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng. Đây là dự án quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô. Sau một năm chậm tiến độ thì đến chiều 29/11, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, đại diện Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang cho biết, xe buýt nhanh sẽ chính thức được vận hành thử vào ngày 15/12.Tuy nhiên, ghi nhận của PV Kiến Thức sáng 15/12, theo tuyến đường như lộ trình, không xuất hiện xe buýt nhanh Hà Nội. Nhiều nhà chờ xe buýt nhanh Hà Nội vẫn được đóng kín các cửa.Hầu hết các thiết bị phục vụ hành khách bên trong các nhà chờ xe buýt nhanh vẫn chưa được lắp đặt đầy đủ.Vật liệu xây dựng vẫn còn lộn xộn trước cửa nhà chờ xe buýt.Sáng 15/12, ông Vũ Hà - Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm Hà Nội - thông tin với báo chí rằng, ngày 12/12, Ban Quản lý dự án trọng điểm đã cho vận hành thử kỹ thuật để ghép nối xe buýt nhanh với nhà chờ. Từ nay đến 31/12/2016, đơn vị này tiếp tục hoàn thiện xong các nội dung về kỹ thuật của tuyến buýt nhanh, đồng thời thông báo phương án tổ chức giao thông dọc tuyến đường xe buýt nhanh đi qua. Ông Hà cho biết, khi đã khớp nối kỹ thuật xong tại bến thì việc chạy thử ngoài đường là không cần thiết.Do đã chạy khớp nối kỹ thuật thành công trong bến nên những chiếc xe buýt nhanh Hà Nội không chạy thử ngoài đường phố ngày 15/12.Trước đó, ông Hà Huy Quang - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - cho hay, có tổng số 29 xe buýt nhanh, chạy từ Kim Mã đến Yên Nghĩa sẽ mất khoảng 45 phút/chuyến và nhanh hơn xe buýt thông thường hiện nay 5-10 phút. Đơn vị này sẽ đưa ra 3 giải pháp ưu tiên cho xe buýt nhanh hoạt động, đó là: Có đèn tín hiệu giao thông ưu tiên khi qua nút giao; Ở một số tuyến có đường ra vào, sẽ bịt lại để ưu tiên hoàn toàn cho xe buýt nhanh; Hạn chế bớt xe ô tô và đặc biệt là taxi, ô tô không cần thiết đi vào tuyến này... Song mật độ phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường mà xe buýt nhanh chạy qua rất đông.Trên nhiều đoạn của đường Tố Hữu, Láng Hạ... (nằm trong lộ trình xe buýt nhanh Hà Nội) thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc ở các khung giờ cao điểm, người tham gia giao thông chen chúc nhau lao lên vỉa hè tìm lối đi.Dòng phương tiện chen chúc nhau di chuyển một cách chậm chạp qua một điểm nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Tố Hữu.Do đường tắc nên ô tô cũng phải nối đuôi nhau di chuyển chậm, sát nhà chờ xe buýt nhanh.Nhiều xe máy cũng chạy lộn xộn, lấn sang làn ô tô ở khung giờ cao điểm.Cảnh tượng giao thông hỗn loạn.
Dự án xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội được đầu tư với tổng số trên 1.100 tỷ đồng, bằng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng. Đây là dự án quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô. Sau một năm chậm tiến độ thì đến chiều 29/11, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, đại diện Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang cho biết, xe buýt nhanh sẽ chính thức được vận hành thử vào ngày 15/12.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV Kiến Thức sáng 15/12, theo tuyến đường như lộ trình, không xuất hiện xe buýt nhanh Hà Nội. Nhiều nhà chờ xe buýt nhanh Hà Nội vẫn được đóng kín các cửa.
Hầu hết các thiết bị phục vụ hành khách bên trong các nhà chờ xe buýt nhanh vẫn chưa được lắp đặt đầy đủ.
Vật liệu xây dựng vẫn còn lộn xộn trước cửa nhà chờ xe buýt.
Sáng 15/12, ông Vũ Hà - Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm Hà Nội - thông tin với báo chí rằng, ngày 12/12, Ban Quản lý dự án trọng điểm đã cho vận hành thử kỹ thuật để ghép nối xe buýt nhanh với nhà chờ. Từ nay đến 31/12/2016, đơn vị này tiếp tục hoàn thiện xong các nội dung về kỹ thuật của tuyến buýt nhanh, đồng thời thông báo phương án tổ chức giao thông dọc tuyến đường xe buýt nhanh đi qua. Ông Hà cho biết, khi đã khớp nối kỹ thuật xong tại bến thì việc chạy thử ngoài đường là không cần thiết.
Do đã chạy khớp nối kỹ thuật thành công trong bến nên những chiếc xe buýt nhanh Hà Nội không chạy thử ngoài đường phố ngày 15/12.
Trước đó, ông Hà Huy Quang - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - cho hay, có tổng số 29 xe buýt nhanh, chạy từ Kim Mã đến Yên Nghĩa sẽ mất khoảng 45 phút/chuyến và nhanh hơn xe buýt thông thường hiện nay 5-10 phút. Đơn vị này sẽ đưa ra 3 giải pháp ưu tiên cho xe buýt nhanh hoạt động, đó là: Có đèn tín hiệu giao thông ưu tiên khi qua nút giao; Ở một số tuyến có đường ra vào, sẽ bịt lại để ưu tiên hoàn toàn cho xe buýt nhanh; Hạn chế bớt xe ô tô và đặc biệt là taxi, ô tô không cần thiết đi vào tuyến này... Song mật độ phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường mà xe buýt nhanh chạy qua rất đông.
Trên nhiều đoạn của đường Tố Hữu, Láng Hạ... (nằm trong lộ trình xe buýt nhanh Hà Nội) thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc ở các khung giờ cao điểm, người tham gia giao thông chen chúc nhau lao lên vỉa hè tìm lối đi.
Dòng phương tiện chen chúc nhau di chuyển một cách chậm chạp qua một điểm nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Tố Hữu.
Do đường tắc nên ô tô cũng phải nối đuôi nhau di chuyển chậm, sát nhà chờ xe buýt nhanh.
Nhiều xe máy cũng chạy lộn xộn, lấn sang làn ô tô ở khung giờ cao điểm.
Cảnh tượng giao thông hỗn loạn.