Vì sao người Hà Nội có thói quen sống tùy tiện, vị kỷ?

Google News

Dù đã tăng mức phạt đối với hành vi xả rác bừa bãi lên gấp nhiều lần so với trước, nhưng rác thải sinh hoạt vẫn ngập ngụa đường phố Thủ đô.

PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về tình trạng này.
- Dù tăng mức xử phạt lên cao gấp nhiều lần so với trước, những người dân Hà Nội vẫn tiếp tục xả rác bừa bãi như một thói quen “sạch nhà bẩn phố”, theo ông nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân đầu tiên của việc người dân Hà Nội xả rác bừa bãi là do trình độ văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay còn kém. Vốn xuất phát từ một xã hội sản xuất nông nghiệp nên nền đô thị còn lạc hậu, con người sống tùy tiện.
Bên cạnh đó, Hà Nội có đến hơn 90% dân số là người nhập cư. Dân cư từ các vùng miền mang theo thói quen nếp sống từ địa phương. Lối sống vị kỷ “sạch nhà bẩn phố” cũng vậy, họ dường như không ý thức được hành động mình làm đang ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp đến sức khỏe những người xung quanh và ngay cả bản thân họ.
Mặt khác, chương trình giáo dục, tuyên truyền cho trẻ nhỏ về tầm quan trọng của việc vứt rác đúng nơi quy định, ý thức bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mực.
Còn một điều quan trọng nữa là, chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc để giải quyết vấn đề. Gần đây, cũng có vào cuộc nhưng nhiều hoạt động vẫn mang tính hình thức, chưa thực sự quyết liệt.
Và cuối cùng là hạ tầng cơ sở của chúng ta chưa đồng bộ. Người dân muốn vứt rác đúng nơi quy định cũng khó. Nhiều khu phố không trang bị thùng rác hoặc phân bố quá thưa thớt, xa khu dân cư. Tất cả những nguyên nhân đó nó tạo ra thói quen, lối sống "sạch nhà bẩn phố" của người dân thành thị.
Vi sao nguoi Ha Noi co thoi quen song tuy tien, vi ky?
PGS.TS Lê Quý Đức - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa & Phát triển. (Ảnh: Khánh Hằng) 
- Nghị định 155 quy định mức phạt đến 5-7 triệu đồng/lần xả rác bừa bãi. Vậy sao rác vẫn ngập, số tiền phạt thu về ít?
Mặc dù nói về luật chúng ta có rất nhiều, nhưng tính khả thi. Có thể chế rồi nhưng không có thiết chế, mà hiện nay cũng chưa chú trọng đầu tư tuyên truyền cho người dân biết và hiểu. Hiện cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cả.
Hạ tầng cơ sở của chúng ta chưa đồng bộ, người dân muốn vứt rác đúng nơi quy định cũng khó. Nhiều khu phố không trang bị thùng rác hoặc phân bố quá thưa thớt, xa khu dân cư.
PGS.TS Lê Quý Đức
Ví dụ các nước khác, camera của họ nhiều và quan trọng là ý thức của người dân nên còn dễ. Chứ ở Việt Nam nhà phố cứ san sát thì lấy chỗ nào cho người ta đi. Camera giám sát cũng không có, vậy thì trong hang cùng ngõ hẻm, người ta muốn xả đâu thì xả. Ví dụ ở Anh thì người đi gom rác họ có quyền xử phạt những gia đình xả rác không đúng nơi quy định hoặc không phân loại rác tại nguồn sẽ bị phạt đến 50 bảng Anh.
Thành công trong việc dựng nếp sống văn minh ở đô thị được đúc kết từ sự đồng thuận, chia sẻ, hưởng ứng của từng người dân, nhất là lớp trẻ, học sinh, sinh viên những chủ nhân trẻ của thành phố luôn tiên phong, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Tôi đã từng có may mắn đến một số quốc gia như Nhật Bản, Singapore, các nước phương Tây…, nhưng phải khẳng định là nền văn minh của họ hơn chúng ta rất nhiều. Dẫu biết, các nước vẫn phát triển hơn mình rất nhiều cả về kinh tế, xã hội, nhưng tôi nghĩ, một điều mà các nước trên thế giới làm tốt hơn mình rất nhiều đó là việc chú trọng tới giáo dục, phải giáo dục ngay khi còn nhỏ.
Từ một cậu bé nước ngoài chỉ mới vài tuổi, khi ăn xong một viên kẹo còn biết vo cái vỏ bọc cho vào trong túi quần, chờ khi tìm thấy thùng rác rồi mới bỏ vào. Đó chính là kết quả của sự giáo dục, giáo dục từ trong gia đình đến nhà trường, đoàn thể, dần dần sẽ tạo một thói quen, lối sống có ý thức và rất văn minh.
Vi sao nguoi Ha Noi co thoi quen song tuy tien, vi ky?-Hinh-2
Rác thải ngập vỉa hè, lòng đường Hà Nội. (Ảnh: Kim Thược) 
- Vậy, phải làm thế nào để "xóa sổ" triệt để những bãi rác trên phố?
Tuy gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc đả phá, xóa bỏ những thói quen xấu như xả rác bừa bãi, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng,… nhưng chúng ta vẫn phải làm một cách kiên quyết.
Chính quyền phải quyết liệt hơn. Ai đã vi phạm là phải phạt nghiêm. Không những thế, cần phải tăng mức độ phạt đối với những người vi phạm nhiều lần, phạt đến bao giờ không có người vi phạm nữa.
Ngoài ra, chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc giáo dục về vấn đề vệ sinh môi trường, trật tự công cộng. Cả một hệ thống chính trị phải đồng lòng thực hiện chứ không riêng một tổ chức hay cá nhân nào cả.
Tuy nhiên, giáo dục như thế nào cho hiệu quả lại là một điều đáng nói, đối với trẻ em phải giáo dục ngay từ khi còn nhỏ trong gia đình, nhà trường. Còn đối với người lớn, chúng ta phải thực hiện mạnh mẽ, tích cực các hoạt động tuyên truyền về môi trường xanh - sạch đẹp kết hợp những chế tài xử phạt nghiêm khắc. Giống như việc quy định về đội mũ bảo hiểm, xử lý nghiêm khắc những trường vi phạm, người dân sẽ tự giác không tái phạm.
Thùng rác công cộng vẫn là thứ không thể thiếu được trong đô thị, cho dù đô thị ấy có hiện đại cỡ nào đi chăng nữa...
Tôi tin rằng cùng với việc trang bị hạ tầng cơ sở cần thiết, cộng với việc nỗ lực thay đổi ý thức của cộng đồng, biết sống vì cái chung, tiết chế thói quen xấu, từ bỏ nếp sống cũ không còn hợp với đô thị văn minh, hiện đại, chúng ta sẽ tạo dựng được nếp sống văn minh ở thủ đô.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Khánh Hằng/VTC News

>> xem thêm

Bình luận(0)