Theo kế hoạch, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn một số quận với thời gian thí điểm 12 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2022). Tuy nhiên, đã hơn 6 tháng trôi qua, dự án vẫn chưa đi vào hoạt động, các trạm xe trong tình trạng bỏ không.Trạm xe đạp công cộng tại vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), mặc dù đã hoàn thành các hạng mục biển hướng dẫn, vạch sơn kẻ ô nhưng vẫn chưa có xe.Để triển khai dự án xe đạp công cộng Hà Nội, đã có trên 90 điểm đỗ xe được được các quận nội thành bố trí diện tích để lập trên vỉa hè, công viên. Mỗi điểm đỗ cần diện tích từ 120 đến 150 m để làm “Trạm dừng Xe đạp công cộng”.Với mục tiêu đa dạng hóa vận tải hành khách công cộng, thúc đẩy phát triển du lịch, năm 2022 thành phố Hà Nội đã chấp thuận để Sở GTVT và nhà đầu tư triển khai dự án xe đạp công cộng giai đoạn 1 tại tại 6 quận nội thành.Đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên, khách du lịch… Xe đạp công cộng sẽ giúp đi lại trong nội đô Hà Nội, kết nối giữa bến xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị, các khu đô thị, mua sắm…Mặc dù các điểm đỗ này đã được bố trí nhiều tháng qua và nhà đầu tư có kế hoạch đưa xe đạp công cộng vào hoạt động trước Tết Nguyên đán Quý Mão, nhưng đến nay đã hơn nửa năm trôi qua vẫn chưa thể đi vào khai thác.Liên quan đến vấn đề này, đại diện Cty Trí Nam cho biết, 6 quận nội thành đã bố trí đủ các điểm đỗ của dự án giai đoạn 1 để nhà đầu tư lập các trạm xe đạp công cộng, hiện dự án không còn khó khăn gì về mặt bằng làm trạm dừng đỗ. Cty đang nhập phương tiện về để đưa các trạm này vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.Trước đó, ngày 27/6, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện dự án không còn gặp khó khăn gì về thủ tục cũng như mặt bằng làm trạm dừng đỗ, lý do chính là do số lượng xe Cty Trí Nam nhập để vận hành trên 90 điểm tại 6 quận nội thành giai đoạn 1 khá lớn, lên đến 1.000 xe, đặc biệt trong đó có 500 xe đạp điện. Đây là loại xe đạp có động cơ lần đầu tiên được nhà đầu tư triển khai ở Việt Nam nên cần huy động nguồn vốn lớn và thời gian chờ để được nhà sản xuất cung cấp đủ xe.Đại diện Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, đã đề nghị nhà đầu tư từ nay đến tháng 7 cần bố trí đủ 100 xe trước, sau đó đưa vào hoạt động ở các trạm trung tâm, có đông hành khách đi lại. Hiện Cty Trí Nam đã chấp thuận phương án này và trong tháng 7, xe đạp công cộng Hà Nội sẽ có 100 xe hoạt động trước.Dự án được thực hiện với mục tiêu đa dạng hóa loại hình vận tải hành khách công cộng, giảm ô nhiễm môi trường, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân trên địa bàn Hà Nội.>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Người dân sẽ trải nghiệm xe đạp công cộng dịp Tết Quý Mão:
Theo kế hoạch, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn một số quận với thời gian thí điểm 12 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2022). Tuy nhiên, đã hơn 6 tháng trôi qua, dự án vẫn chưa đi vào hoạt động, các trạm xe trong tình trạng bỏ không.
Trạm xe đạp công cộng tại vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), mặc dù đã hoàn thành các hạng mục biển hướng dẫn, vạch sơn kẻ ô nhưng vẫn chưa có xe.
Để triển khai dự án xe đạp công cộng Hà Nội, đã có trên 90 điểm đỗ xe được được các quận nội thành bố trí diện tích để lập trên vỉa hè, công viên. Mỗi điểm đỗ cần diện tích từ 120 đến 150 m để làm “Trạm dừng Xe đạp công cộng”.
Với mục tiêu đa dạng hóa vận tải hành khách công cộng, thúc đẩy phát triển du lịch, năm 2022 thành phố Hà Nội đã chấp thuận để Sở GTVT và nhà đầu tư triển khai dự án xe đạp công cộng giai đoạn 1 tại tại 6 quận nội thành.
Đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên, khách du lịch… Xe đạp công cộng sẽ giúp đi lại trong nội đô Hà Nội, kết nối giữa bến xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị, các khu đô thị, mua sắm…
Mặc dù các điểm đỗ này đã được bố trí nhiều tháng qua và nhà đầu tư có kế hoạch đưa xe đạp công cộng vào hoạt động trước Tết Nguyên đán Quý Mão, nhưng đến nay đã hơn nửa năm trôi qua vẫn chưa thể đi vào khai thác.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Cty Trí Nam cho biết, 6 quận nội thành đã bố trí đủ các điểm đỗ của dự án giai đoạn 1 để nhà đầu tư lập các trạm xe đạp công cộng, hiện dự án không còn khó khăn gì về mặt bằng làm trạm dừng đỗ. Cty đang nhập phương tiện về để đưa các trạm này vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, ngày 27/6, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện dự án không còn gặp khó khăn gì về thủ tục cũng như mặt bằng làm trạm dừng đỗ, lý do chính là do số lượng xe Cty Trí Nam nhập để vận hành trên 90 điểm tại 6 quận nội thành giai đoạn 1 khá lớn, lên đến 1.000 xe, đặc biệt trong đó có 500 xe đạp điện. Đây là loại xe đạp có động cơ lần đầu tiên được nhà đầu tư triển khai ở Việt Nam nên cần huy động nguồn vốn lớn và thời gian chờ để được nhà sản xuất cung cấp đủ xe.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, đã đề nghị nhà đầu tư từ nay đến tháng 7 cần bố trí đủ 100 xe trước, sau đó đưa vào hoạt động ở các trạm trung tâm, có đông hành khách đi lại. Hiện Cty Trí Nam đã chấp thuận phương án này và trong tháng 7, xe đạp công cộng Hà Nội sẽ có 100 xe hoạt động trước.
Dự án được thực hiện với mục tiêu đa dạng hóa loại hình vận tải hành khách công cộng, giảm ô nhiễm môi trường, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân trên địa bàn Hà Nội.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Người dân sẽ trải nghiệm xe đạp công cộng dịp Tết Quý Mão: