Tại phiên chất vấn chiều 6/11, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) nhắc lại câu nói Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà rằng "Thủy điện nhỏ không có lỗi trong bão lũ, sạt lở ở miền Trung những ngày qua mà là do trời mưa, địa chất bị đứt gãy". Đồng thời đặt câu hỏi: "Vậy Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ trưởng vẫn tiếp tục ủng hộ việc xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ đúng không?".Nữ thiếu tá cũng đặt câu hỏi, theo Bộ trưởng, ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có quan hệ gì đối với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam? Với tư cách chuyên gia, đơn vị tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm như thế nào với thực trạng đó?Sau khi Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời nhưng chưa hài lòng, nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp tiếp tục tranh luận: “Tôi rất chăm chú lắng nghe và cố gắng thấu hiểu, Bộ trưởng có nghe nhưng không hiểu tôi hỏi gì. Tôi hỏi nhưng Bộ trưởng chưa trả lời”.Nữ đại biểu cho biết, bà đặt câu hỏi về việc Bộ trưởng có tiếp tục ủng hộ việc tiếp tục xây dựng thủy điện nhỏ nữa không nhưng ông chưa trả lời. "Có hoặc không, chứ không có nhưng", nữ đại biểu thẳng thắn. Đồng thời, nữ đại biểu đặt câu hỏi về việc ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì đối với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay. Những điều này liên quan đến vụ sạt lở vừa qua ở miền Trung."Không tự nhiên mà trời mưa được, cũng không tự nhiên mà địa chất đứt gãy. Bộ trưởng có nói trong nghị trường này rằng dân ở đó sống cả trăm năm nay và họ trồng rừng cây sản xuất, thì đó chính là lý do của vụ sạt lở. Tức là cây rừng tự nhiên đã mất đi rất lâu rồi, không có sự cải tạo đất và từ đó gây ra địa chấn về môi trường", - đại biểu Ksor H’Bơ Khăp phân tích.Từ đó, bà đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ TNMT trong việc đánh giá tác động môi trường đối với những dự án, công trình này và khẳng định khâu này rõ ràng là có sự sai sót nên mới gây nên hậu quả như ngày hôm nay. Thứ ba, bà cho biết với tư cách chuyên gia, Bộ trưởng cũng chưa trả lời về việc tham mưu cho Chính phủ. Ngoài ra, bà đặt thêm câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý tài nguyên môi trường với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.Trước đó, phiên thảo luận về kinh tế xã hội, nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đã tranh luận với Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc tăng diện tích rừng từ 9 triệu lên 14,6 triệu là con số phấn khởi. Tuy nhiên, đại biểu cảm thấy con số Bộ trưởng đưa ra là vô lý và “có gì đó thực sự là sai sai”.“Trong nhiệm kỳ này, mỗi kỳ họp đại biểu Quốc hội đều được nghe các dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ (rừng tự nhiên). Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại có thể tăng lên được, làm gì có con số 14 triệu ha rừng ấy! Với cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng hay sao?” - nữ đại biểu đặt vấn đề. Theo đại biểu tỉnh Gia Lai, rừng là nơi chứa CO2 để thải ra O2. Còn cây cao su là cây hút O2, thải ra CO2, không con gì có thể sống được ở đó. Vì thế, bà đề nghị Bộ trưởng Cường nghiên cứu lại các dự án phải điều chỉnh diện tích rừng tự nhiên.Nữ đại biểu tỉnh Gia Lai cũng tranh luận Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về việc xử lý các tấm pin mặt trời của các dự án điện mặt trời mà ông Tuấn Anh thông tin tới các đại biểu Quốc hội trước đó. Theo nữ đại biểu, điều các đại biểu, người dân cần là người đứng đầu ngành này có phương án đối với việc đó, chứ "không thể nói là đã có quy định, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý”.Theo đại biểu Ksor H’Bơ Khăp, hiện cán bộ, nhân dân ở địa phương có pin năng lượng này rất hoang mang ngay kể cả bản thân bà. “Bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng tràn lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao, vì vùng lòng chảo của chúng tôi có đặc sản là bò một nắng, heo một nắng. Thế những tấm pin đó sẽ xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay dùng để tiếp tục làm món đặc sản bò một nắng?”, bà Ksor H'Bơ Khăp nói.>>> Mời độc giả xem thêm video Dự án “siêu lầy” đường sắt Cát Linh - Hà Đông được mổ xẻ tại Quốc hội. Nguồn: VTV TSTC
Tại phiên chất vấn chiều 6/11, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) nhắc lại câu nói Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà rằng "Thủy điện nhỏ không có lỗi trong bão lũ, sạt lở ở miền Trung những ngày qua mà là do trời mưa, địa chất bị đứt gãy". Đồng thời đặt câu hỏi: "Vậy Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ trưởng vẫn tiếp tục ủng hộ việc xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ đúng không?".
Nữ thiếu tá cũng đặt câu hỏi, theo Bộ trưởng, ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có quan hệ gì đối với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam? Với tư cách chuyên gia, đơn vị tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm như thế nào với thực trạng đó?
Sau khi Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời nhưng chưa hài lòng, nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp tiếp tục tranh luận: “Tôi rất chăm chú lắng nghe và cố gắng thấu hiểu, Bộ trưởng có nghe nhưng không hiểu tôi hỏi gì. Tôi hỏi nhưng Bộ trưởng chưa trả lời”.
Nữ đại biểu cho biết, bà đặt câu hỏi về việc Bộ trưởng có tiếp tục ủng hộ việc tiếp tục xây dựng thủy điện nhỏ nữa không nhưng ông chưa trả lời. "Có hoặc không, chứ không có nhưng", nữ đại biểu thẳng thắn. Đồng thời, nữ đại biểu đặt câu hỏi về việc ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì đối với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay. Những điều này liên quan đến vụ sạt lở vừa qua ở miền Trung.
"Không tự nhiên mà trời mưa được, cũng không tự nhiên mà địa chất đứt gãy. Bộ trưởng có nói trong nghị trường này rằng dân ở đó sống cả trăm năm nay và họ trồng rừng cây sản xuất, thì đó chính là lý do của vụ sạt lở. Tức là cây rừng tự nhiên đã mất đi rất lâu rồi, không có sự cải tạo đất và từ đó gây ra địa chấn về môi trường", - đại biểu Ksor H’Bơ Khăp phân tích.
Từ đó, bà đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ TNMT trong việc đánh giá tác động môi trường đối với những dự án, công trình này và khẳng định khâu này rõ ràng là có sự sai sót nên mới gây nên hậu quả như ngày hôm nay. Thứ ba, bà cho biết với tư cách chuyên gia, Bộ trưởng cũng chưa trả lời về việc tham mưu cho Chính phủ. Ngoài ra, bà đặt thêm câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý tài nguyên môi trường với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.
Trước đó, phiên thảo luận về kinh tế xã hội, nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đã tranh luận với Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc tăng diện tích rừng từ 9 triệu lên 14,6 triệu là con số phấn khởi. Tuy nhiên, đại biểu cảm thấy con số Bộ trưởng đưa ra là vô lý và “có gì đó thực sự là sai sai”.
“Trong nhiệm kỳ này, mỗi kỳ họp đại biểu Quốc hội đều được nghe các dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ (rừng tự nhiên). Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại có thể tăng lên được, làm gì có con số 14 triệu ha rừng ấy! Với cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng hay sao?” - nữ đại biểu đặt vấn đề. Theo đại biểu tỉnh Gia Lai, rừng là nơi chứa CO2 để thải ra O2. Còn cây cao su là cây hút O2, thải ra CO2, không con gì có thể sống được ở đó. Vì thế, bà đề nghị Bộ trưởng Cường nghiên cứu lại các dự án phải điều chỉnh diện tích rừng tự nhiên.
Nữ đại biểu tỉnh Gia Lai cũng tranh luận Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về việc xử lý các tấm pin mặt trời của các dự án điện mặt trời mà ông Tuấn Anh thông tin tới các đại biểu Quốc hội trước đó. Theo nữ đại biểu, điều các đại biểu, người dân cần là người đứng đầu ngành này có phương án đối với việc đó, chứ "không thể nói là đã có quy định, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý”.
Theo đại biểu Ksor H’Bơ Khăp, hiện cán bộ, nhân dân ở địa phương có pin năng lượng này rất hoang mang ngay kể cả bản thân bà. “Bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng tràn lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao, vì vùng lòng chảo của chúng tôi có đặc sản là bò một nắng, heo một nắng. Thế những tấm pin đó sẽ xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay dùng để tiếp tục làm món đặc sản bò một nắng?”, bà Ksor H'Bơ Khăp nói.
>>> Mời độc giả xem thêm video Dự án “siêu lầy” đường sắt Cát Linh - Hà Đông được mổ xẻ tại Quốc hội. Nguồn: VTV TSTC