Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi nhộn nhịp cảnh xin chữ đầu năm đang là một trong nhiều địa danh du lịch ở Hà Nội có nhiều người đeo khẩu trang nhất thủ đô.Trong 3 ngày đầu năm mới Canh Tý, du khách châu Á đến đây khá nhiều.Rất khó để phân biệt ai là người Trung Quốc, Hàn Quốc hay các nước thuộc Đông Nam Á.Văn Miếu những ngày này quá đông khách. Tại khu vực nhà vệ sinh, nhiều người phải xếp hàng chờ đợi.Hai bạn trẻ cố gắng hội thoại với nhau qua chiếc khẩu trang y tế khi đứng chờ xin chữ thư pháp.Trước đó vào đêm giao thừa, nhiều thanh niên, người già đi lễ phủ Tây Hồ đã phải phòng bị sự lây nhiễm từ virus corona đang hoành hành ở Vũ Hán (Trung Quốc) và lan sang nhiều nơi khác.Tại thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), các đoàn du khách khi tham quan Đại Nội đều đeo khẩu trang ngay từ khi ra khỏi cửa khách sạn.Do ảnh hưởng không khí lạnh, nhiệt độ tại thành phố Huế sáng mùng 3 Tết ở ngưỡng 20 độ C.Vui chơi dịp Tết ở đây du khách không những phải chịu mưa rét mà còn đề phòng lây nhiễm dịch bệnh khi lượng người nước ngoài đổ về rất đông."Trước khi có thông tin về dịch thì không nhiều du khách đeo khẩu trang, bây giờ thì họ còn yêu cầu hướng dẫn viên chuẩn bị thêm", anh Huy (hướng dẫn viên tại Đại Nội Huế) cho biết.Chị Ngọc, chủ một khách sạn gia đình ở đường Phan Bội Châu (Nha Trang, Khánh Hoà), đã thông báo ngừng nhận khách Trung Quốc từ 28 Tết. Cơ sở massage do gia đình chị làm chủ cũng từ chối tiếp khách Trung Quốc, kể cả người quen. Chia sẻ về lý do, chủ khách sạn này nói các khách khác rất quan tâm việc có người Trung Quốc ở cùng không. "Họ thấy có người Trung Quốc là bỏ đi luôn", chị Ngọc kể. Ảnh: An Bình.Chưa bao giờ dịch vụ khẩu trang lại xuất hiện nhiều và người bán ra tận lòng đường mời chào như hiện nay ở thành phố biển. Ảnh: An Bình.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi nhộn nhịp cảnh xin chữ đầu năm đang là một trong nhiều địa danh du lịch ở Hà Nội có nhiều người đeo khẩu trang nhất thủ đô.
Trong 3 ngày đầu năm mới Canh Tý, du khách châu Á đến đây khá nhiều.
Rất khó để phân biệt ai là người Trung Quốc, Hàn Quốc hay các nước thuộc Đông Nam Á.
Văn Miếu những ngày này quá đông khách. Tại khu vực nhà vệ sinh, nhiều người phải xếp hàng chờ đợi.
Hai bạn trẻ cố gắng hội thoại với nhau qua chiếc khẩu trang y tế khi đứng chờ xin chữ thư pháp.
Trước đó vào đêm giao thừa, nhiều thanh niên, người già đi lễ phủ Tây Hồ đã phải phòng bị sự lây nhiễm từ virus corona đang hoành hành ở Vũ Hán (Trung Quốc) và lan sang nhiều nơi khác.
Tại thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), các đoàn du khách khi tham quan Đại Nội đều đeo khẩu trang ngay từ khi ra khỏi cửa khách sạn.
Do ảnh hưởng không khí lạnh, nhiệt độ tại thành phố Huế sáng mùng 3 Tết ở ngưỡng 20 độ C.
Vui chơi dịp Tết ở đây du khách không những phải chịu mưa rét mà còn đề phòng lây nhiễm dịch bệnh khi lượng người nước ngoài đổ về rất đông.
"Trước khi có thông tin về dịch thì không nhiều du khách đeo khẩu trang, bây giờ thì họ còn yêu cầu hướng dẫn viên chuẩn bị thêm", anh Huy (hướng dẫn viên tại Đại Nội Huế) cho biết.
Chị Ngọc, chủ một khách sạn gia đình ở đường Phan Bội Châu (Nha Trang, Khánh Hoà), đã thông báo ngừng nhận khách Trung Quốc từ 28 Tết. Cơ sở massage do gia đình chị làm chủ cũng từ chối tiếp khách Trung Quốc, kể cả người quen. Chia sẻ về lý do, chủ khách sạn này nói các khách khác rất quan tâm việc có người Trung Quốc ở cùng không. "Họ thấy có người Trung Quốc là bỏ đi luôn", chị Ngọc kể. Ảnh: An Bình.
Chưa bao giờ dịch vụ khẩu trang lại xuất hiện nhiều và người bán ra tận lòng đường mời chào như hiện nay ở thành phố biển. Ảnh: An Bình.