Từ một cử nhân luật nhưng vì có niềm đam mê mãnh liệt với tranh cá 3D và nghệ thuật tạo hình từ đất sét, anh Nguyễn Tấn Đạt (Quận 3, TPHCM) đã “chia tay” tấm bằng đang mang để chuyển hướng thả mình với nghệ thuật.
|
Anh Đạt hi vọng, bộ sưu tập món ăn ngày Tết sẽ là một làn gió mới cho ngành nghệ thuật tạo hình về đất sét, đất nặn Việt Nam - một bộ môn tạo hình nghệ thuật vẫn còn mới lạ và ít người biết tới. |
Kinh nghiệm hơn 10 năm nhào nặn với đất sét đã giúp anh hoàn thiện cho riêng mình bộ sưu tập hơn 200 món ăn Việt tinh xảo và đẹp mắt giống như thật.
Năm nay, khi cái Tết Nhâm Dần đang cận kề, nghĩ là làm, anh Đạt đã tạo ra thêm một bộ sản phẩm mới nhằm “khơi dậy hương vị Tết” từ nguyên liệu đất sét.
|
Để “bộ mứt Tết” như ý cho năm nay được xuất sắc, có những khi anh Đạt phải mua sản phẩm thật về để quan sát, sau đó pha màu sao cho toát lên nét rấ thật của chúng. |
Chia sẻ về nguồn cảm hứng với bộ sản phẩm này, anh nói: “Tuổi thơ, nơi tôi sinh ra và lớn lên từng gắn bó với các lò mứt Tết, nơi cung cấp mứt cho khắp các tỉnh miền tây.
Nhắc đến cư xá đường sắt là người ta nhớ đến mứt Tết. Tuy nhiên, càng những năm trở lại đây, các lò mứt đã dần mai một. Đến nay chỉ còn 1, 2 cơ sở cố gắng gìn giữ nghề truyền thống này”.
|
Nhắc đến mứt Tết là gợi nhớ sự lâu đời, sự truyền thống để mọi người biết đến nó. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu anh cũng nhận ra các món mứt Tết truyền thống cũng đang dần bị thay thế bởi các loại mứt khác như mứt KiWi. |
Nhớ mãi sự nhộn nhịp trong ký ức đẹp ấy, bộ sản phẩm mứt đất sét đã ra đời như thế. Nghĩ là làm. Vậy nhưng, mỗi khi bắt tay làm anh mới nhận ra sự cầu kỳ, tỉ mỉ từ màu sắc cho đến từng sợi gân ở bên trong mỗi sản phẩm.
“Mứt dừa cần độ trong và các màu sắc xanh, hồng, vàng. Mứt mãng cầu là loại mứt được nhiều người ưa chuộng. Mứt Mãng cầu có hai kiểu để tạo nên sản phẩm. Chúng ta có thể quấn hình con sò là cách làm thông dụng. Cách quấn theo hình cây đèn cầy hơn hai năm qua họ không làm theo kiểu này vì đường sẽ bị chảy ra”, anh Đạt chia sẻ.
|
Tạo ra mứt gừng không hề đơn giản. Sau khi dùng bột đất sét nhào nặ cho thật mịn, tạo ra một sản phẩm giống mứt nhất có thể. Sau đó phải phơi khô trong nhiều giờ. Chờ khi mứt khô hẳn sẽ dùng màu vẽ lên. Điều đặc biệt phải tạo ra được các sợi nhỏ, mỏng bên trong. Sau đó sẽ lấy bột giấy rắc lên miếng mứt. |
Nhìn vào mứt củ sen, làm thế nào để người ngắm sản phẩm sẽ tái hiện được hình hài của củ sen và phải có những hạt đường. Nho khô, mứt hạt sen, táo khô…hạt xí muội…Tất cả đều mang đậm sự khác biệt của mỗi sản phẩm.
Đó là những món ăn chơi phổ biến ở hầu hết tất cả các gia đình trong dịp Tết. Đặc trưng của các loại mứt là đều có một độ trong nhất định.
Vậy, từ đất sét để hình thành được độ trong đó cần bàn tay khéo léo khi pha màu. Ngoài ra, các hạt được rắc lên mứt cũng đòi hỏi sự đặt biệt. Để sản phẩm được thật nhất, anh Đạt đã dùng bột giấy làm hạt đường.
|
Sau khi sản phẩm hoàn thành đã được nhiều kiều bào đón nhận bằng sự cảm ơn sâu sắc. Họ chia sẻ: “Thấy bộ sưu tập mứt là thấy trong lòng rào rạt nỗi nhớ quê hương”. |
Để cân đối giữa đam mê nghệ thuật với công việc hiện tại, tôi có quan điểm “bán nghệ thuật để nuôi nghệ thuật” và cố gắng sáng tạo nhiều nhất những gì có thể nhằm tái hiện lại “hồn” của Tết Việt.
Bộ mứt Tết năm nay anh Đạt mong rằng, những người còn luyến lưu hương vị Tết cổ truyền, những người con xa quê, dù Tết đến năm hết vẫn không thể về do dịch COVID-19, những kiều bào còn đau đáu với quê nhà khi nhìn thấy mứt là thấy Tết quê hương.