Thủ tướng Phạm Minh Chính: Càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất

Google News

Trong một năm đầy biến động của tình hình thế giới, khủng hoảng về an ninh năng lượng, lạm phát, Chính phủ đã kiên trì điều hành kinh tế vĩ mô một cách linh hoạt, chủ động, bình tĩnh, sáng suốt.

Bài học được Thủ tướng nhiều lần nêu ra, là càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm thì càng phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định, đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ cùng nhau, gánh vác trách nhiệm, hết mình với công việc để hoàn thành nhiệm vụ.

Với sự điều hành linh hoạt, chủ động, tích cực, đoàn kết, kinh tế-xã hội của Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực và dự báo lạc quan về tăng trưởng. Trong đó, IMF đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong “bức tranh xám màu”, đạt mức tăng trưởng kỳ tích và đứng đầu ASEAN; Fitch Ratings giữ xếp hạng Việt Nam ở mức triển vọng tích cực.

Trước bối cảnh doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng đã liên tiếp chủ trì các cuộc họp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giải ngân vốn đầu tư công… Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, khi thấy người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn thì cơ quan nhà nước không được bỏ mặc mà trách nhiệm càng phải cao, tránh tình trạng người dân và doanh nghiệp nghĩ rằng cơ quan nhà nước không có ý kiến gì hoặc bỏ mặc. Các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, trong đó có tháo gỡ về vốn, mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy, bảo đảm các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và các tổ chức tín dụng hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Thu tuong Pham Minh Chinh: Cang kho khan, phuc tap, cang phai doan ket, thong nhat

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng cũng liên tiếp có các chuyến đi thị sát để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Tại phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong lúc khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao thông trọng điểm đã, đang và sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ an sinh xã hội.

“Người dân đang cần, doanh nghiệp đang cần. Các đồng chí có suy nghĩ việc này không? Vấn đề đặt ra là phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cách làm”, Thủ tướng nói và yêu cầu lãnh đạo từng bộ ngành, địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, doanh nghiệp đều phải “thay đổi suy nghĩ, cách xử lý vấn đề, tổ chức thực hiện”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải cùng nhau suy nghĩ, tạo sinh kế cho người dân, tăng cường tiềm lực quốc gia, không để lãng phí nguồn lực của đất nước.

Thủ tướng cũng trực tiếp đi khảo sát các dự án thua lỗ, chậm tiến độ để tháo gỡ các vướng mắc như, dự án Gang Thép Thái Nguyên, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc; các dự án bệnh viện lớn của Trung ương ở Hà Nam; dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội; dự án sân bay Tân Sơn Nhất… Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, đến nay các dự án trên đã có những chuyển động sau một thời gian dài “đóng băng”, gây bức xúc trong dư luận.

Với sự điều hành linh hoạt, chủ động, tích cực, đoàn kết, kinh tế-xã hội của Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực và dự báo lạc quan về tăng trưởng. Trong đó, IMF đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong “bức tranh xám màu”, đạt mức tăng trưởng kỳ tích và đứng đầu ASEAN; Fitch Ratings giữ xếp hạng Việt Nam ở mức triển vọng tích cực.

 
Theo Văn Kiên/Tiền phong

>> xem thêm

Bình luận(0)