Ngày 26/4 - trước thời điểm dịch Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam một ngày - Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh.
Để thực hiện tốt mục tiêu kép, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ Bộ Y tế cần chủ động hơn trong hợp tác quốc tế để mở rộng phạm vi tiếp cận các nguồn vaccine ngừa Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất vaccine trong nước.Tinh thần này cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt trong cuộc họp khẩn sáng 30/4 về phòng chống dịch Covid-19 trước một số diễn biến mới. Ngoài yêu cầu Bộ Y tế chủ động hơn nữa trong việc tìm nguồn vaccine, Thủ tướng quán triệt tổ chức tiêm vaccine cho toàn dân theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nội dung đầu tiên được Chính phủ ưu tiên xem xét. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo nguy cơ dịch bệnh là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Ông cũng một lần nữa nhắc lại yêu cầu nhập vaccine và tiêm vaccine trên diện rộng, trong đó, ưu tiên các đối tượng tuyến đầu, có nguy cơ lây nhiễm cao. Bộ Y tế được giao khẩn trương chuẩn bị đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm vaccine Covid-19 và bố trí, huy động mọi nguồn lực để thực hiện.Tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử tại Cần Thơ hôm 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc ngay đến sự cố một nhân viên y tế tại An Giang tử vong sau khi tiêm vaccine do sốc thuốc. Ông lưu ý phải giải thích cặn kẽ, tránh để người dân hốt hoảng, không dám tiêm vaccine nữa. Thủ tướng cho rằng tiêm vaccine có trục trặc nhưng không nên hoang mang, vì vaccine nào cũng có phản ứng phụ. Tuy nhiên, Bộ Y tế phải hạn chế hậu quả xấu.Trong chuyến công tác tại An Giang hôm 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với 6 tỉnh biên giới Tây Nam khi trong 10 ngày, Việt Nam ghi nhận hàng trăm ca nhiễm. Giao Bộ Y tế tiếp tục nhập vaccine, thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng đồng thời quán triệt không để cho các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá chính sách này.Luôn thể hiện thái độ quyết liệt và cụ thể trong các chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nếu không có giải pháp thần tốc, quyết liệt, mạnh mẽ trong chống dịch sẽ phải gánh hậu quả khôn lường, trả giá rất đắt.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải có câu trả lời rõ ràng về số lượng vaccine sẽ có theo ngày tháng cụ thể trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng dịch.Chủ trì cuộc làm việc với Bộ Y tế sáng 15/5, Thủ tướng Phạm Minh giải thích chủ động tấn công là phải xét nghiệm chủ động, tích cực hơn nữa, thực hiện chiến lược vaccine, tăng cường tiếp cận các nguồn, mua vaccine theo đúng kế hoạch và tổ chức tiêm hiệu quả, đúng ưu tiên.
“Phải tiếp cận vaccine nhanh nhất, sớm nhất có thể, cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa cả về số lượng, chất lượng, vấn đề thanh toán, tiến độ”, Thủ tướng chỉ đạo.Trong chuyến công tác TP.HCM ngày 13/5, Thủ tướng đã tới Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy để kiểm tra công tác phòng, chống dịch.
Nhấn mạnh nguyên tắc tấn công, Thủ tướng nhắc các địa phương, đơn vị chuẩn bị kịch bản cho tình huống có thể xảy ra, đẩy mạnh tiêm vaccine. Đặc biệt, cần có các biện pháp tiếp cận nguồn vaccine đang khan hiếm; nghiên cứu sản xuất vaccine bằng hình thức nhanh nhất, có thể mua bản quyền.Khi dịch diễn biến phức tạp với số ca nhiễm rất lớn từng ngày, Thủ tướng triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vaccine phòng Covid-19 của Công ty Pfizer.
Trong điều kiện chống dịch như chống giặc”, khan hiếm vaccine phòng, chống Covid-19 trên toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh việc mua vaccine là tình huống cấp bạch, phải được xử lý theo trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải thực hiện ngay. Vì thế, việc lấy ý kiến các thành viên Chính phủ ngay lập tức được triển khai, đa số thống nhất chủ trương này.Trong chuyến công tác tại Trà Vinh sáng 22/5, Thủ tướng cho biết Bộ Y tế đã đăng ký loạt hợp đồng cho trên 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất trong nước, làm chủ việc sản xuất vaccine.
"Nghiên cứu hiện nay cho thấy vaccine có tuổi đời không dài. Việc tiêm vaccine phụ thuộc vào vòng đời của vaccine nên việc tiêm phải tiến hành thường xuyên, do đó chi phí rất lớn", Thủ tướng nói.
corona_counter.css
Ngày 26/4 - trước thời điểm dịch Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam một ngày - Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh.
Để thực hiện tốt mục tiêu kép, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ Bộ Y tế cần chủ động hơn trong hợp tác quốc tế để mở rộng phạm vi tiếp cận các nguồn vaccine ngừa Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất vaccine trong nước.
Tinh thần này cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt trong cuộc họp khẩn sáng 30/4 về phòng chống dịch Covid-19 trước một số diễn biến mới. Ngoài yêu cầu Bộ Y tế chủ động hơn nữa trong việc tìm nguồn vaccine, Thủ tướng quán triệt tổ chức tiêm vaccine cho toàn dân theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nội dung đầu tiên được Chính phủ ưu tiên xem xét. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo nguy cơ dịch bệnh là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Ông cũng một lần nữa nhắc lại yêu cầu nhập vaccine và tiêm vaccine trên diện rộng, trong đó, ưu tiên các đối tượng tuyến đầu, có nguy cơ lây nhiễm cao. Bộ Y tế được giao khẩn trương chuẩn bị đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm vaccine Covid-19 và bố trí, huy động mọi nguồn lực để thực hiện.
Tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử tại Cần Thơ hôm 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc ngay đến sự cố một nhân viên y tế tại An Giang tử vong sau khi tiêm vaccine do sốc thuốc. Ông lưu ý phải giải thích cặn kẽ, tránh để người dân hốt hoảng, không dám tiêm vaccine nữa. Thủ tướng cho rằng tiêm vaccine có trục trặc nhưng không nên hoang mang, vì vaccine nào cũng có phản ứng phụ. Tuy nhiên, Bộ Y tế phải hạn chế hậu quả xấu.
Trong chuyến công tác tại An Giang hôm 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với 6 tỉnh biên giới Tây Nam khi trong 10 ngày, Việt Nam ghi nhận hàng trăm ca nhiễm. Giao Bộ Y tế tiếp tục nhập vaccine, thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng đồng thời quán triệt không để cho các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá chính sách này.
Luôn thể hiện thái độ quyết liệt và cụ thể trong các chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nếu không có giải pháp thần tốc, quyết liệt, mạnh mẽ trong chống dịch sẽ phải gánh hậu quả khôn lường, trả giá rất đắt.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải có câu trả lời rõ ràng về số lượng vaccine sẽ có theo ngày tháng cụ thể trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng dịch.
Chủ trì cuộc làm việc với Bộ Y tế sáng 15/5, Thủ tướng Phạm Minh giải thích chủ động tấn công là phải xét nghiệm chủ động, tích cực hơn nữa, thực hiện chiến lược vaccine, tăng cường tiếp cận các nguồn, mua vaccine theo đúng kế hoạch và tổ chức tiêm hiệu quả, đúng ưu tiên.
“Phải tiếp cận vaccine nhanh nhất, sớm nhất có thể, cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa cả về số lượng, chất lượng, vấn đề thanh toán, tiến độ”, Thủ tướng chỉ đạo.
Trong chuyến công tác TP.HCM ngày 13/5, Thủ tướng đã tới Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy để kiểm tra công tác phòng, chống dịch.
Nhấn mạnh nguyên tắc tấn công, Thủ tướng nhắc các địa phương, đơn vị chuẩn bị kịch bản cho tình huống có thể xảy ra, đẩy mạnh tiêm vaccine. Đặc biệt, cần có các biện pháp tiếp cận nguồn vaccine đang khan hiếm; nghiên cứu sản xuất vaccine bằng hình thức nhanh nhất, có thể mua bản quyền.
Khi dịch diễn biến phức tạp với số ca nhiễm rất lớn từng ngày, Thủ tướng triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vaccine phòng Covid-19 của Công ty Pfizer.
Trong điều kiện chống dịch như chống giặc”, khan hiếm vaccine phòng, chống Covid-19 trên toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh việc mua vaccine là tình huống cấp bạch, phải được xử lý theo trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải thực hiện ngay. Vì thế, việc lấy ý kiến các thành viên Chính phủ ngay lập tức được triển khai, đa số thống nhất chủ trương này.
Trong chuyến công tác tại Trà Vinh sáng 22/5, Thủ tướng cho biết Bộ Y tế đã đăng ký loạt hợp đồng cho trên 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất trong nước, làm chủ việc sản xuất vaccine.
"Nghiên cứu hiện nay cho thấy vaccine có tuổi đời không dài. Việc tiêm vaccine phụ thuộc vào vòng đời của vaccine nên việc tiêm phải tiến hành thường xuyên, do đó chi phí rất lớn", Thủ tướng nói.
corona_counter.css