Theo quan sát của phóng viên, Cặp rồng kết từ cây xanh ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám, nằm hai bên cổng trong vườn hoa Văn Miếu (Hà Nội)Nhiều du khách nước ngoài thích thú nhìn ngắm, chụp ảnh trước khi vào bên trong Văn Miếu tham quan.Rồng mô hình bằng cây xanh cao khoảng gần 3m, đuôi hướng lên phía trên, đầu hướng ra bên ngoài cổng Văn Miếu.“Đôi rồng mô hình bằng cây xanh ở trước cổng Tam quan được trồng từ năm 2010 - nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Mô hình rồng được tạo hình theo rồng thời Lý, do các nghệ nhân từ Nam Định tạo hình”, ông Lê Xuân Kiêu (Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu) cho biết.Theo ông Kiêu, ban quản lý Văn Miếu có nhiệm vụ chăm sóc, cắt tỉa. Mỗi tháng cắt tỉa một lần, tới đây sẽ di dời cặp rồng này đi chỗ khác.Theo quan sát, mô hình rồng được uốn bé dần từ đầu tới đuôi.Đầu rồng ngẩng lên, xung quanh là râu, vây… được các nghệ nhân tạo hình khéo léo, tỉ mỉ.Hình ảnh chân rồng ở giữa thân……và chân rồng ở gần cổĐuôi hướng lên phía trên và có 3 nhánh.Những du khách người nước ngoài nhìn ngắm hình con rồng trong mưa phùn của Hà Nội.Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong hơn 4.000 di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển từ khi thành lập kinh đô Thăng Long. Ngày 25/2/2013, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Theo quan sát của phóng viên, Cặp rồng kết từ cây xanh ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám, nằm hai bên cổng trong vườn hoa Văn Miếu (Hà Nội)
Nhiều du khách nước ngoài thích thú nhìn ngắm, chụp ảnh trước khi vào bên trong Văn Miếu tham quan.
Rồng mô hình bằng cây xanh cao khoảng gần 3m, đuôi hướng lên phía trên, đầu hướng ra bên ngoài cổng Văn Miếu.
“Đôi rồng mô hình bằng cây xanh ở trước cổng Tam quan được trồng từ năm 2010 - nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Mô hình rồng được tạo hình theo rồng thời Lý, do các nghệ nhân từ Nam Định tạo hình”, ông Lê Xuân Kiêu (Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu) cho biết.
Theo ông Kiêu, ban quản lý Văn Miếu có nhiệm vụ chăm sóc, cắt tỉa. Mỗi tháng cắt tỉa một lần, tới đây sẽ di dời cặp rồng này đi chỗ khác.
Theo quan sát, mô hình rồng được uốn bé dần từ đầu tới đuôi.
Đầu rồng ngẩng lên, xung quanh là râu, vây… được các nghệ nhân tạo hình khéo léo, tỉ mỉ.
Hình ảnh chân rồng ở giữa thân…
…và chân rồng ở gần cổ
Đuôi hướng lên phía trên và có 3 nhánh.
Những du khách người nước ngoài nhìn ngắm hình con rồng trong mưa phùn của Hà Nội.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong hơn 4.000 di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển từ khi thành lập kinh đô Thăng Long. Ngày 25/2/2013, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.