Xã Hữu Khuông là xã vùng sâu, vùng xa và là xã khó khăn nhất của huyện Tương Dương (Nghệ An). Muốn vào đây, phải bỏ xe máy lại ở bến Thượng (Yên Na) rồi từ đó theo thuyền ngược dòng Nậm Nơn 2 giờ đồng hồ luồn lách giữa biển nước. Hữu Khuông có 7 bản (Con Phen, Huồi Cọ, Chà Lâng, Pủng Bón, Tủng Hốc, Xàn, Huồi Pủng), vị trí bản này cách bản kia từ 4 - 7km, cách trung tâm huyện từ 60 - 70km, giao thông đi lại rất khó khăn.Sau ngày nghỉ thứ 7 được về thăm gia đình, chiều chủ nhật hàng tuần, các thầy cô giáo lại hẹn nhau tại bến xuồng thủy điện Bản Vẽ để cùng trở lại trường. Những ngày rét buốt, chặng đường đến trường gieo chữ lại càng gian nan hơn với các thầy, cô giáo công tác nơi đây. Trong ảnh, thầy cô ngồi xuồng đến trường.Sau hơn 2 giờ đồng hồ ngồi xuồng, thầy cô lội suối, đi bộ khoảng 20 phút nữa mới đến được điểm trường.Dù mưa lạnh thấu xương, thầy cô vẫn miệt mài, lặng lẽ lội suối đến trườngGiáo viên lội suối mang gạo, nhu yếu phẩm cho một tuần sinh hoạt tại trườngCách đây 11 năm, cô giáo Lương Thị Nhân (SN 1984) đặt chân lên đây công tác. Khi ấy, Hữu Khuông chỉ lưa thưa mái nhà, cuộc sống khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị dạy học thiếu thốn.Gia đình ở xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương), cách xa trường hơn 200km, chiều thứ 6 sau khi dạy xong, cô Nhân đi xuồng máy nhiều giờ đồng hồ để ra bến Thượng Lưu rồi bắt xe về nhà. “Lúc về được tới nhà cũng đã nửa đêm. Ở nhà với con được vài tiếng đồng hồ, ăn bữa cơm với gia đình, chiều chủ nhật tôi lại vội vàng bắt xe lên Hữu Khuông, cho kịp đứng lớp. Gian nan, vất vả nhưng thấu hiểu hết những khó khăn của các em học sinh và người dân nơi đây nên tôi cố gắng vượt qua tất cả”, cô Nhân trải lòng.Những em phải ở nhà cách ly, cô Nhân đến tận nhà để dạy học cho các em. Thầy Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông cho biết, toàn trường có 19 giáo viên, 209 học sinh trong đó có 184 em ở bán trú. Học sinh hầu hết thuộc diện nghèo và đặc biệt khó khăn. “Mùa đông, nhiệt độ thường xuống rất thấp, quãng đường vào trường rất xa và khó khăn nhưng các thầy cô luôn luôn hết mình với trò”.
Xã Hữu Khuông là xã vùng sâu, vùng xa và là xã khó khăn nhất của huyện Tương Dương (Nghệ An). Muốn vào đây, phải bỏ xe máy lại ở bến Thượng (Yên Na) rồi từ đó theo thuyền ngược dòng Nậm Nơn 2 giờ đồng hồ luồn lách giữa biển nước. Hữu Khuông có 7 bản (Con Phen, Huồi Cọ, Chà Lâng, Pủng Bón, Tủng Hốc, Xàn, Huồi Pủng), vị trí bản này cách bản kia từ 4 - 7km, cách trung tâm huyện từ 60 - 70km, giao thông đi lại rất khó khăn.
Sau ngày nghỉ thứ 7 được về thăm gia đình, chiều chủ nhật hàng tuần, các thầy cô giáo lại hẹn nhau tại bến xuồng thủy điện Bản Vẽ để cùng trở lại trường. Những ngày rét buốt, chặng đường đến trường gieo chữ lại càng gian nan hơn với các thầy, cô giáo công tác nơi đây. Trong ảnh, thầy cô ngồi xuồng đến trường.
Sau hơn 2 giờ đồng hồ ngồi xuồng, thầy cô lội suối, đi bộ khoảng 20 phút nữa mới đến được điểm trường.
Dù mưa lạnh thấu xương, thầy cô vẫn miệt mài, lặng lẽ lội suối đến trường
Giáo viên lội suối mang gạo, nhu yếu phẩm cho một tuần sinh hoạt tại trường
Cách đây 11 năm, cô giáo Lương Thị Nhân (SN 1984) đặt chân lên đây công tác. Khi ấy, Hữu Khuông chỉ lưa thưa mái nhà, cuộc sống khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị dạy học thiếu thốn.
Gia đình ở xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương), cách xa trường hơn 200km, chiều thứ 6 sau khi dạy xong, cô Nhân đi xuồng máy nhiều giờ đồng hồ để ra bến Thượng Lưu rồi bắt xe về nhà. “Lúc về được tới nhà cũng đã nửa đêm. Ở nhà với con được vài tiếng đồng hồ, ăn bữa cơm với gia đình, chiều chủ nhật tôi lại vội vàng bắt xe lên Hữu Khuông, cho kịp đứng lớp. Gian nan, vất vả nhưng thấu hiểu hết những khó khăn của các em học sinh và người dân nơi đây nên tôi cố gắng vượt qua tất cả”, cô Nhân trải lòng.
Những em phải ở nhà cách ly, cô Nhân đến tận nhà để dạy học cho các em. Thầy Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông cho biết, toàn trường có 19 giáo viên, 209 học sinh trong đó có 184 em ở bán trú. Học sinh hầu hết thuộc diện nghèo và đặc biệt khó khăn. “Mùa đông, nhiệt độ thường xuống rất thấp, quãng đường vào trường rất xa và khó khăn nhưng các thầy cô luôn luôn hết mình với trò”.