Cầu Đúc tại thành phố Tân An (tỉnh Long An) là cây cầu cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Cây cầu gắn bó thân thiết với bao thế hệ người dân tỉnh Long An nói riêng và miền sông nước miền Tây nói chung.Cây cầu là biểu tượng trăm năm của người dân Long An với hình dáng thanh mảnh, những điểm cong với tám trụ đèn cao được thắp bằng khí đá. Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử nhưng cầu Đúc vẫn còn nguyên dạng và hàng ngày vẫn đang "phục vụ" việc đi lại cho người dân.Cuối tháng 10 vừa qua, người dân thành phố hiền hoà Tân An vô cùng bất ngờ khi cây cầu bị chính quyền thành phố phong toả...và sau đó đau lòng khi nhìn thấy cây cầu bị lực lượng thi công đưa thiết bị, máy móc đến để dỡ phá.Theo lãnh đạo thành phố Tân An thì do cây cầu Đúc này xây dựng từ Pháp thuộc hàng trăm năm và phía Pháp cũng đã gửi công văn báo hết hạn sử dụng từ hơn 10 năm trước.Vì vậy chính quyền thành phố Tân An đã thực hiện việc tháo dỡ xây cầu mới (đảm bảo vẫn giống như cầu cũ) nhưng rộng hơn, đáp ứng yêu cầu lưu thông.Quá thương tiếc cây cầu gắn liền với đời sống và là biểu tưởng thân thương của bao thế hệ, người dân đã lên tiếng đề nghị lãnh đạo thành phố Tân An dừng tháo dỡ, giữ lại cây cầu cổ này.Trước thông tin của lãnh đạo thành phố Tân An về việc xuống cấp của cây cầu và phải phá dỡ để xây mới, nhiều chuyên gia, kỹ sư về lĩnh vực cầu đường góp ý nên giữ lại cây cầu và khẳng định cầu Đúc hoàn toàn có thể duy tu, nâng tuổi thọ để tiếp tục sử dụng.Tiếp thu những ý kiến đóng góp, ngày 2/11,Bí thư tỉnh uỷ Long An đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Tân An tạm dừng phá dỡ cầu và triệu tập cuộc họp khẩn để nghe ý kiến của các ngành chức năng.Tuy nhiên, khi chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh uỷ được thực thi thì việc phá dỡ cầu cũng đã thực hiện nhiều công đoạn, có 5 trong số 8 trụ đèn bị cắt, 2 bên thành cầu bị phá dỡ.Tại cuộc họp do Thường trực tỉnh uỷ Long An chủ trì đã làm rõ nhiều vấn đề khiến dư luận quan tâm. Theo đó việc lãnh đạo thành phố Tân An cho rằng cầu yếu, có nguy cơ sập phải tháo dỡ chỉ là dựa vào cảm quan, không có khảo sát khoa học nào...Đồng thời theo ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND TP.Tân An cho rằng phía Pháp đã gởi văn bản thông báo cầu hết hạn sử dụng nhưng thực tế "công văn của phía Pháp" chỉ nghe nói chứ chưa có văn bản nào cụ thể.Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An, ông Lưu Đình Khẩn đề nghị phải hết sức trân trọng khi ứng xử với cây cầu này vì nó là biểu tượng, tình cảm của người dân Long An xuyên suốt hàng thế kỷ qua. Bí thư tỉnh uỷ Long An đã chỉ đạo ngừng việc phá dỡ, tổ chức giám định chất lượng do một tổ chức có uy tín, độc lập thực hiện. Từ kết quả giám định sẽ có quyết định chính thức trong việc phá hay để cây cầu này.
Cầu Đúc tại thành phố Tân An (tỉnh Long An) là cây cầu cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Cây cầu gắn bó thân thiết với bao thế hệ người dân tỉnh Long An nói riêng và miền sông nước miền Tây nói chung.
Cây cầu là biểu tượng trăm năm của người dân Long An với hình dáng thanh mảnh, những điểm cong với tám trụ đèn cao được thắp bằng khí đá. Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử nhưng cầu Đúc vẫn còn nguyên dạng và hàng ngày vẫn đang "phục vụ" việc đi lại cho người dân.
Cuối tháng 10 vừa qua, người dân thành phố hiền hoà Tân An vô cùng bất ngờ khi cây cầu bị chính quyền thành phố phong toả...
và sau đó đau lòng khi nhìn thấy cây cầu bị lực lượng thi công đưa thiết bị, máy móc đến để dỡ phá.
Theo lãnh đạo thành phố Tân An thì do cây cầu Đúc này xây dựng từ Pháp thuộc hàng trăm năm và phía Pháp cũng đã gửi công văn báo hết hạn sử dụng từ hơn 10 năm trước.
Vì vậy chính quyền thành phố Tân An đã thực hiện việc tháo dỡ xây cầu mới (đảm bảo vẫn giống như cầu cũ) nhưng rộng hơn, đáp ứng yêu cầu lưu thông.
Quá thương tiếc cây cầu gắn liền với đời sống và là biểu tưởng thân thương của bao thế hệ, người dân đã lên tiếng đề nghị lãnh đạo thành phố Tân An dừng tháo dỡ, giữ lại cây cầu cổ này.
Trước thông tin của lãnh đạo thành phố Tân An về việc xuống cấp của cây cầu và phải phá dỡ để xây mới, nhiều chuyên gia, kỹ sư về lĩnh vực cầu đường góp ý nên giữ lại cây cầu và khẳng định cầu Đúc hoàn toàn có thể duy tu, nâng tuổi thọ để tiếp tục sử dụng.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp, ngày 2/11,Bí thư tỉnh uỷ Long An đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Tân An tạm dừng phá dỡ cầu và triệu tập cuộc họp khẩn để nghe ý kiến của các ngành chức năng.
Tuy nhiên, khi chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh uỷ được thực thi thì việc phá dỡ cầu cũng đã thực hiện nhiều công đoạn, có 5 trong số 8 trụ đèn bị cắt, 2 bên thành cầu bị phá dỡ.
Tại cuộc họp do Thường trực tỉnh uỷ Long An chủ trì đã làm rõ nhiều vấn đề khiến dư luận quan tâm. Theo đó việc lãnh đạo thành phố Tân An cho rằng cầu yếu, có nguy cơ sập phải tháo dỡ chỉ là dựa vào cảm quan, không có khảo sát khoa học nào...
Đồng thời theo ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND TP.Tân An cho rằng phía Pháp đã gởi văn bản thông báo cầu hết hạn sử dụng nhưng thực tế "công văn của phía Pháp" chỉ nghe nói chứ chưa có văn bản nào cụ thể.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An, ông Lưu Đình Khẩn đề nghị phải hết sức trân trọng khi ứng xử với cây cầu này vì nó là biểu tượng, tình cảm của người dân Long An xuyên suốt hàng thế kỷ qua. Bí thư tỉnh uỷ Long An đã chỉ đạo ngừng việc phá dỡ, tổ chức giám định chất lượng do một tổ chức có uy tín, độc lập thực hiện. Từ kết quả giám định sẽ có quyết định chính thức trong việc phá hay để cây cầu này.