Chiều 13/2 (13 tháng Giêng), sân phủ Tây Hồ ở quận Tây Hồ chật kín người đi lễ đầu năm.Phủ Tây Hồ mở cửa đón khách trở lại từ ngày 9/2. Kể từ dịp Tết Nguyên đán, chiều 13/2 là thời điểm đông người đi lễ nhất, trái ngược với cảnh vắng vẻ những ngày trước đó.Các bàn viết sớ phía ngoài cổng đều đông khách. Nội dung sớ dâng hầu hết là xin sức khỏe, tài lộc cho năm mới.Bên trong phủ, các mâm lễ được bày biện. Người dân thay nhau khấn vái dịp đầu năm.Chị Kim Thoa (ở quận Hà Đông, Hà Nội) dành cả buổi chiều để đi lễ phủ. "Nhà tôi ở xa nên được ngày chủ nhật, lại gần rằm, tôi tranh thủ đi một lượt, từ chùa Quán Thánh, Trấn Quốc, phủ Tây Hồ... Đây là nơi đông nhất, chắc do nhằm ngày nghỉ", chị Thoa nói.Mâm lễ tại phủ Tây Hồ đa dạng, gồm xôi, gà, hoa quả... Người tới lễ có thể đi theo nhóm hoặc cùng gia đình.Khu vực hóa vàng rực lửa trong cả buổi chiều.Ban khấn lễ ngoài trời cũng đông nghịt. Khu vực sân phủ không quá lớn nhưng người dân xếp hàng nên không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.Châm và Ngọc (áo vàng) tới phủ Tây Hồ để dâng hương đầu năm. "Mình chỉ mới quay lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết. Phủ Tây Hồ là nơi đầu tiên mình đi lễ. Nghe nói ở đây linh thiêng nên mình tới để xin công danh, sự nghiệp", Ngọc nói.Trong chiều 13/2, Hà Nội mưa phùn, nhiệt độ giảm còn 13-14 độ C. Nhiều người phải mang theo ô, mũ khi đi lễ phủ.Sau khi lễ bái, nhiều người nán lại chụp ảnh, du xuân. Đây là một trong những điểm đến tâm linh có phong cảnh đẹp ở Hà Nội.
Chiều 13/2 (13 tháng Giêng), sân phủ Tây Hồ ở quận Tây Hồ chật kín người đi lễ đầu năm.
Phủ Tây Hồ mở cửa đón khách trở lại từ ngày 9/2. Kể từ dịp Tết Nguyên đán, chiều 13/2 là thời điểm đông người đi lễ nhất, trái ngược với cảnh vắng vẻ những ngày trước đó.
Các bàn viết sớ phía ngoài cổng đều đông khách. Nội dung sớ dâng hầu hết là xin sức khỏe, tài lộc cho năm mới.
Bên trong phủ, các mâm lễ được bày biện. Người dân thay nhau khấn vái dịp đầu năm.
Chị Kim Thoa (ở quận Hà Đông, Hà Nội) dành cả buổi chiều để đi lễ phủ. "Nhà tôi ở xa nên được ngày chủ nhật, lại gần rằm, tôi tranh thủ đi một lượt, từ chùa Quán Thánh, Trấn Quốc, phủ Tây Hồ... Đây là nơi đông nhất, chắc do nhằm ngày nghỉ", chị Thoa nói.
Mâm lễ tại phủ Tây Hồ đa dạng, gồm xôi, gà, hoa quả... Người tới lễ có thể đi theo nhóm hoặc cùng gia đình.
Khu vực hóa vàng rực lửa trong cả buổi chiều.
Ban khấn lễ ngoài trời cũng đông nghịt. Khu vực sân phủ không quá lớn nhưng người dân xếp hàng nên không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.
Châm và Ngọc (áo vàng) tới phủ Tây Hồ để dâng hương đầu năm. "Mình chỉ mới quay lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết. Phủ Tây Hồ là nơi đầu tiên mình đi lễ. Nghe nói ở đây linh thiêng nên mình tới để xin công danh, sự nghiệp", Ngọc nói.
Trong chiều 13/2, Hà Nội mưa phùn, nhiệt độ giảm còn 13-14 độ C. Nhiều người phải mang theo ô, mũ khi đi lễ phủ.
Sau khi lễ bái, nhiều người nán lại chụp ảnh, du xuân. Đây là một trong những điểm đến tâm linh có phong cảnh đẹp ở Hà Nội.