Theo ghi nhận của PV, sáng 29/1 (tức mùng 8 Tết) lại trùng với ngày chủ nhật nên lượng người tới phủ Tây Hồ (52 Phố Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) dâng lễ cầu may rất đông, lối vào phủ chật kín người.Du khách viết sớ ở cổng phủ trước khi vào làm lễ.Tại khu vực nhà sắp lễ cũng rất đông.Với quan niệm “đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ” nên thời điểm những ngày đầu năm mới phủ Tây Hồ thường rất nhộn nhịp.Nhiều người phải dâng cao lễ lên đầu để tránh va phải người xung quanh.Các khu vực như phủ chính, điện Sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu đều đông kín người dân dâng lễ.Chị Hoàng Thị Thi (Tân Mai, Hà Nội) bị viêm tuỷ phải di chuyển bằng xe lăn nhưng năm nào chị và gia đình cũng tới phủ Tây Hồ để dâng lễ cầu bình an: “Mùng 9 công ty mình mình mới bắt đầu làm việc, còn nghỉ 1 ngày cuối nên mình cùng gia đình và đồng nghiệp tới phủ Tây Hồ để dâng lễ. Năm mới mình mong gia đình có nhiều sức khoẻ, bình an, công ty nhiều tài lộc".Trong những ngày đầu năm mới, nhiều người chọn đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, sung túc...Phía bên trong phủ luôn chật kín người khấn vái.Đồ lễ để kín các ban trong phủ, nhiều người phải cố chen chân, nhoài người mới tìm được vị trí để đặt mâm lễ cúng.Phủ Tây Hồ là một trong những nơi linh thiêng trong hệ thống đình, đền, chùa, phủ ở Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Nơi đây luôn là địa điểm thu hút du khách thập phương tìm về cầu tài, cầu lộc.Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h sáng tới 19h hàng ngày nhưng theo đại diện Ban Quản lý phủ Tây Hồ, những ngày sau kỳ nghỉ Tết, lượng người đi lễ lên tới cả vạn người mỗi ngày.>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)
Theo ghi nhận của PV, sáng 29/1 (tức mùng 8 Tết) lại trùng với ngày chủ nhật nên lượng người tới phủ Tây Hồ (52 Phố Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) dâng lễ cầu may rất đông, lối vào phủ chật kín người.
Du khách viết sớ ở cổng phủ trước khi vào làm lễ.
Tại khu vực nhà sắp lễ cũng rất đông.
Với quan niệm “đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ” nên thời điểm những ngày đầu năm mới phủ Tây Hồ thường rất nhộn nhịp.
Nhiều người phải dâng cao lễ lên đầu để tránh va phải người xung quanh.
Các khu vực như phủ chính, điện Sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu đều đông kín người dân dâng lễ.
Chị Hoàng Thị Thi (Tân Mai, Hà Nội) bị viêm tuỷ phải di chuyển bằng xe lăn nhưng năm nào chị và gia đình cũng tới phủ Tây Hồ để dâng lễ cầu bình an: “Mùng 9 công ty mình mình mới bắt đầu làm việc, còn nghỉ 1 ngày cuối nên mình cùng gia đình và đồng nghiệp tới phủ Tây Hồ để dâng lễ. Năm mới mình mong gia đình có nhiều sức khoẻ, bình an, công ty nhiều tài lộc".
Trong những ngày đầu năm mới, nhiều người chọn đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, sung túc...
Phía bên trong phủ luôn chật kín người khấn vái.
Đồ lễ để kín các ban trong phủ, nhiều người phải cố chen chân, nhoài người mới tìm được vị trí để đặt mâm lễ cúng.
Phủ Tây Hồ là một trong những nơi linh thiêng trong hệ thống đình, đền, chùa, phủ ở Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Nơi đây luôn là địa điểm thu hút du khách thập phương tìm về cầu tài, cầu lộc.
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h sáng tới 19h hàng ngày nhưng theo đại diện Ban Quản lý phủ Tây Hồ, những ngày sau kỳ nghỉ Tết, lượng người đi lễ lên tới cả vạn người mỗi ngày.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)