Phòng khám Y học Sài Gòn ép sản phụ chuyển 29 triệu phá thai: Xử sao?

Google News

Người phụ nữ phá thai tại Phòng khám Y học Sài Gòn, thống nhất gói 2 triệu đồng, nhưng trong quá trình làm thủ thuật lại được yêu cầu trả 29 triệu đồng mới làm tiếp.

Ngày 21/9, Sở Y tế TP HCM cho biết vừa phát hiện Phòng khám Y học Sài Gòn có hành vi giữ người bệnh để "vẽ bệnh, moi tiền", đúng như phản ánh của người nhà bệnh nhân. Cụ thể, 18h3, ngày 19/9, Thanh tra Sở Y tế TP HCM nhận được điện thoại kêu cứu về người bệnh đang bị một phòng khám tư nhân giữ lại để "vẽ bệnh, moi tiền". Theo Sở Y tế TP HCM, đây là một hành vi vi phạm cả về pháp luật và đạo đức hành nghề.
Phong kham Y hoc Sai Gon ep san phu chuyen 29 trieu pha thai: Xu sao?
Phòng khám Y học Sài Gòn có dấu hiệu giữ người bệnh để “vẽ bệnh, moi tiền”. 
Người kêu cứu cho biết, có người thân tên là H.O., nữ, sinh năm 1986 đang bị giữ lại tại cơ sở có tên là "Phòng khám Y học Sài Gòn" tại địa chỉ số 153-155 Nguyễn Văn Cừ, Phường 2, Quận 5. "Tôi đến phòng khám này để khám phụ khoa, phòng khám đã khám và cho biết đã phát hiện ra thai nhi. Sau đó tư vấn chi phí phá thai là gói 2 triệu đồng và làm không đau. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ thuật phá thai thì phòng khám này yêu cầu người bệnh ký gói 29 triệu mới làm tiếp, nếu không sẽ làm chảy máu nhiều và rất đau và gây áp lực yêu cầu chuyển khoản ngay trên giường bệnh", bệnh nhân H.O kể lại.
Sau đó, do người bệnh chỉ chuyển khoản được 9 triệu đồng nên bị giữ lại tại phòng khám và bắt phải trả đủ tiền. Ngay sau khi tiếp xúc và ghi nhận những lời kêu cứu của người bệnh, Thanh tra Sở Y tế đã hướng dẫn chuyển ngay bệnh nhân đến Bệnh viện Từ Dũ để kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đăng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đây là vụ việc phức tạp, có dấu hiệu vi phạm quy định về khám chữa bệnh, chiếm đoạt tài sản của bệnh nhân bởi vậy thanh tra y tế cần vào cuộc xác minh làm rõ, nếu có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét giải quyết.
Phong kham Y hoc Sai Gon ep san phu chuyen 29 trieu pha thai: Xu sao?-Hinh-2
Tiến sĩ, luật sư Đăng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội)  
Theo Luật sư Cường, về nguyên tắc, tiền viện phí có thể tạm ứng trước và sẽ thanh toán sau khi ra viện. Việc bệnh nhân trên bàn mổ mà bác sĩ vòi tiền, yêu cầu đưa tiền thì mới thực hiện thủ thuật tiếp là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật về khám chữa bệnh, thậm chí có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản. Bởi vậy cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ. Nếu hành vi vi phạm quy định về khám chữa bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến nạn nhân tử vong hoặc thương tích 61 % trở lên hoặc thiệt hại đến tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì người vi phạm quy định về khám chữa bệnh sẽ bị xử lý hình sự theo điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy đã có hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần của bệnh nhân nhằm chiếm đoạt tài sản (yêu cầu đưa số tiền không có căn cứ) thì sẽ khởi tố người này về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 169 Bộ luật Hình sự. Theo thông tin ban đầu thì sự việc gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở y tế, vi phạm đạo đức, ý thức của người thầy thuốc bởi vậy cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ để xác định hành vi, nguyên nhân sự việc, xác định hậu quả để xem xét xử lý Theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy đã có hành vi vi phạm quy định về khám chữa bệnh, vi phạm đạo đức, y đức, chiếm đoạt tài sản thì sẽ xem xét xử lý người vi phạm ở mức độ xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm theo quy định pháp luật.
>>> Xem thêm video: Chân dung "công an rởm” tống tiền chủ phòng khám 500 triệu đồng
 

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)