Qua đại dịch, thấy rõ hơn lòng tham một số người: Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) cho rằng, qua đau thương, mất mát, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết, yêu thương của con người Việt Nam, “lá lành đùm lá rách”, “chia sẻ ngọt bùi”. Tuy nhiên, qua dịch COVID-19 chúng ta thấy rõ hơn lòng tham của một số người, kể cả những người có chức, có quyền đã lợi dụng sự mất mát, đau thương của người dân, của đất nước để cấu kết làm trái quy định pháp luật, làm giàu bất chính và thực tế đã bị pháp luật nghiêm trị. Qua đại dịch, chúng ta mất nhiều cán bộ: Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đề cập thời gian qua, đất nước đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn nhất. Nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, chúng ta đã mát nhiều cán bộ, mà mất người là mất mát lớn nhất. Nữ đại biểu cho rằng, báo cáo giám sát chưa thống kê, phân tích tổng thể tình hình cả nước số tổ chức, cá nhân vi phạm, nội dung vi phạm và căn cứ pháp luật áp dụng để xử lý vi phạm đó. Đối với những người dám nghĩ, dám làm vì tính mạng, sức khoẻ nhân dân, trong bối cảnh cấp bách, pháp luật chưa có quy định hoặc quy định không rõ ràng, hoặc quy định không thể thực hiện được thì cần được đánh giá toàn diện, thấu tình đạt lý. Đề nghị ngừng nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID-19 tại Việt Nam: Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đã khống chế thành công nhất đại dịch COVID 19. Trong đó, chiến lược ngoại giao vắc xin rất tốt, rất nhanh và rất thành công, đã có đủ, kịp thời và có ngay vắc xin để tiêm phòng cho Nhân dân. Đại biểu cũng đề nghị ngừng nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng COVID - 19 Việt Nam, vì đã là quá muộn để nghiên cứu sản xuất loại vắc xin này, mà cần tìm mua loại vắc xin tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng cho Nhân dân. Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch COVID-19: Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng nên xét công bố hết dịch COVID-19. Theo đạo đại biểu, Việt Nam có thể yên tâm công bố khi đã đủ điều kiện về tỉ lệ bệnh nặng, đạt tỉ lệ bao phủ vaccine rộng, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định. Theo đó, dịch bệnh COVID-19 có thể được chuyển từ bệnh bênh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B tức là tương tự như các bệnh lý chuyên khoa khác. Khi đó, việc chi trả cũng cần thực hiện như những bệnh lý chuyên khoa khác. Thiếu thuốc, thiếu vắc xin… không biết bao giờ mới khắc phục được: Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan – Đoàn Đại biểu TP HCM cho rằng, dịch bệnh COVID-19 vừa qua là phép thử cho thấy hiện trạng và thực lực của ngành y tế. Theo đại biểu, trong quản lý thì chưa phân biệt được giữa dịch bệnh chưa gặp lần nào với dịch bệnh thông thường. Với những quy định pháp luật vào thời điểm đó, khó có thể thực hiện mua được vắc xin. Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, vướng mắc là ở quy chế đấu thầu. Tuy nhiên, trong Luật Đấu thầu đang được thảo luận cũng chưa thấy cách nào để gỡ rối. Đến nay trong tình trạng bình thường mà các cơ sở điều trị còn thiếu thuốc, thiếu vắc xin…thì không biết bao giờ tình trạng này mới khắc phục được. Cần có những quy định vinh danh nghĩa cử cao đẹp trong chống dịch: Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn ĐBQH TP HCM đề nghị cần rà soát, mở rộng để có những quy định vinh danh những hành động đột xuất, những nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ tài lực, vật lực, những tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp chắt chiu đóng góp ủng hộ cho các nguồn quỹ chống dịch, chăm lo cho hệ thống y tế hoặc các túi an sinh cho người dân. Căn bệnh “sợ trách nhiệm” đang lây lan từ ngành y sang các ngành khác: Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp lo ngại căn bệnh “sợ trách nhiệm”, thu mình lại, thụ động, ngại đưa ra quyết định đang lây lan từ ngành y sang những ngành nghề khác và cho rằng, đây là vấn đề rất cần được quan tâm và phải xem xét nhiều chiều. Đại biểu đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để người có thẩm quyền đánh giá hành vi người khác cần áp dụng luật để phán xét làm cho cái hợp pháp thực sự là hợp tình và hợp lý. Cần xác lập hệ thống y tế quốc gia trên cơ sở hệ thống y tế công lập và y tế tư nhân: Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau kiến nghị cần xác lập một hệ thống y tế quốc gia trên cơ sở hệ thống y tế công lập và tư nhân. Ông cho rằng, nếu thành lập hệ thống y tế quốc gia thì cần quan tâm việc đan xen và kết hợp 3 cấp khám và điều trị: Khám, chữa bệnh ban đầu lấy y tế cơ sở, trạm y tế làm trụ cột, cộng với y tế gia đình, các phương thuốc gia truyền và lương y ở các khu vực. Thứ hai, tiêu chuẩn hóa các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và công lập, không có sự phân biệt giữa y tế tư nhân và y tế công lập. Cơ chế tài chính cho các cấp khám, chữa bệnh. Trạm y tế 10 đến 15 năm nữa có nguy cơ không có bác sĩ: Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề cập tình trạng nhiều trạm y tế thiếu bác sĩ, nhiều người chuyển sang khu vực tư nhân hoặc đến các đô thị lớn, rất ít sinh viên ra trường chịu về công tác tại y tế cơ sở. Nếu không sớm có chính sách phù hợp thì 10-15 năm nữa, trạm y tế sẽ không có bác sĩ làm việc. Nơi có máy móc nhưng lại không có người làm việc: Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang nói rằng, khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ y tế của các trạm y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Mặc dù tỷ lệ đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu ở các trạm y tế là khá cao, nhưng số lượng đến khám có xu hướng giảm. Lý do chủ yếu là danh mục thuốc chưa đa dạng, trang thiết bị đã cũ hoặc chưa được trang bị nên người dân còn thiếu tin tưởng. Thực trạng nơi có người làm việc nhưng không có máy móc, nơi có máy móc nhưng lại không có người làm việc, bất cập này vẫn đang xảy ra tại nhiều đơn vị. Tuổi thọ người Việt tăng nhưng số năm sống khỏe lại thấp: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương dẫn thống kê của Bộ Y tế cho thấy tuổi thọ bình quân của người Việt hiện nay là trên 73 tuổi nhưng tuổi sống khỏe mạnh chỉ là 64, trong đó có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Tuổi thọ bình quân của người Việt tăng lên nhưng số năm sống khỏe mạnh lại thấp so với nhiều nước. Số năm sống không khỏe mạnh đồng nghĩa với việc giảm sút chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc không được cải thiện và đồng nghĩa với việc cả cá nhân và xã hội đều phải đối mặt với nhiều áp lực về an sinh và gánh nặng bệnh tật.
Bốn Bộ trưởng tìm 1 giờ mới được 4 gói mì tôm ở sân bay để ăn: Khi giải trình, tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói về những tình huống "chưa có tiền lệ" trong công tác phòng, chống dịch.“Ngay bản thân anh em chúng tôi tháp tùng Thủ tướng kiểm tra ở TP.HCM, Bình Dương, 4 anh em bộ trưởng chúng tôi về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì gần như không có gì ăn. Chúng tôi phải nói với anh em đi tìm mì tôm. Tìm hơn 1 giờ thì 4 anh em bộ trưởng được 4 gói mì tôm. Ăn xong lên máy bay về nhà cũng vừa khuya", ông Phớc nói và cho biết hết sức chia sẻ với tất cả các ngành đã tập trung vào chống dịch để cứu người và phục hồi kinh tế. >>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y.
Qua đại dịch, thấy rõ hơn lòng tham một số người: Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) cho rằng, qua đau thương, mất mát, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết, yêu thương của con người Việt Nam, “lá lành đùm lá rách”, “chia sẻ ngọt bùi”. Tuy nhiên, qua dịch COVID-19 chúng ta thấy rõ hơn lòng tham của một số người, kể cả những người có chức, có quyền đã lợi dụng sự mất mát, đau thương của người dân, của đất nước để cấu kết làm trái quy định pháp luật, làm giàu bất chính và thực tế đã bị pháp luật nghiêm trị.
Qua đại dịch, chúng ta mất nhiều cán bộ: Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đề cập thời gian qua, đất nước đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn nhất. Nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, chúng ta đã mát nhiều cán bộ, mà mất người là mất mát lớn nhất. Nữ đại biểu cho rằng, báo cáo giám sát chưa thống kê, phân tích tổng thể tình hình cả nước số tổ chức, cá nhân vi phạm, nội dung vi phạm và căn cứ pháp luật áp dụng để xử lý vi phạm đó. Đối với những người dám nghĩ, dám làm vì tính mạng, sức khoẻ nhân dân, trong bối cảnh cấp bách, pháp luật chưa có quy định hoặc quy định không rõ ràng, hoặc quy định không thể thực hiện được thì cần được đánh giá toàn diện, thấu tình đạt lý.
Đề nghị ngừng nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID-19 tại Việt Nam: Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đã khống chế thành công nhất đại dịch COVID 19. Trong đó, chiến lược ngoại giao vắc xin rất tốt, rất nhanh và rất thành công, đã có đủ, kịp thời và có ngay vắc xin để tiêm phòng cho Nhân dân. Đại biểu cũng đề nghị ngừng nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng COVID - 19 Việt Nam, vì đã là quá muộn để nghiên cứu sản xuất loại vắc xin này, mà cần tìm mua loại vắc xin tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng cho Nhân dân.
Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch COVID-19: Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng nên xét công bố hết dịch COVID-19. Theo đạo đại biểu, Việt Nam có thể yên tâm công bố khi đã đủ điều kiện về tỉ lệ bệnh nặng, đạt tỉ lệ bao phủ vaccine rộng, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định. Theo đó, dịch bệnh COVID-19 có thể được chuyển từ bệnh bênh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B tức là tương tự như các bệnh lý chuyên khoa khác. Khi đó, việc chi trả cũng cần thực hiện như những bệnh lý chuyên khoa khác.
Thiếu thuốc, thiếu vắc xin… không biết bao giờ mới khắc phục được: Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan – Đoàn Đại biểu TP HCM cho rằng, dịch bệnh COVID-19 vừa qua là phép thử cho thấy hiện trạng và thực lực của ngành y tế. Theo đại biểu, trong quản lý thì chưa phân biệt được giữa dịch bệnh chưa gặp lần nào với dịch bệnh thông thường. Với những quy định pháp luật vào thời điểm đó, khó có thể thực hiện mua được vắc xin. Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, vướng mắc là ở quy chế đấu thầu. Tuy nhiên, trong Luật Đấu thầu đang được thảo luận cũng chưa thấy cách nào để gỡ rối. Đến nay trong tình trạng bình thường mà các cơ sở điều trị còn thiếu thuốc, thiếu vắc xin…thì không biết bao giờ tình trạng này mới khắc phục được.
Cần có những quy định vinh danh nghĩa cử cao đẹp trong chống dịch: Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn ĐBQH TP HCM đề nghị cần rà soát, mở rộng để có những quy định vinh danh những hành động đột xuất, những nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ tài lực, vật lực, những tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp chắt chiu đóng góp ủng hộ cho các nguồn quỹ chống dịch, chăm lo cho hệ thống y tế hoặc các túi an sinh cho người dân.
Căn bệnh “sợ trách nhiệm” đang lây lan từ ngành y sang các ngành khác: Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp lo ngại căn bệnh “sợ trách nhiệm”, thu mình lại, thụ động, ngại đưa ra quyết định đang lây lan từ ngành y sang những ngành nghề khác và cho rằng, đây là vấn đề rất cần được quan tâm và phải xem xét nhiều chiều. Đại biểu đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để người có thẩm quyền đánh giá hành vi người khác cần áp dụng luật để phán xét làm cho cái hợp pháp thực sự là hợp tình và hợp lý.
Cần xác lập hệ thống y tế quốc gia trên cơ sở hệ thống y tế công lập và y tế tư nhân: Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau kiến nghị cần xác lập một hệ thống y tế quốc gia trên cơ sở hệ thống y tế công lập và tư nhân. Ông cho rằng, nếu thành lập hệ thống y tế quốc gia thì cần quan tâm việc đan xen và kết hợp 3 cấp khám và điều trị: Khám, chữa bệnh ban đầu lấy y tế cơ sở, trạm y tế làm trụ cột, cộng với y tế gia đình, các phương thuốc gia truyền và lương y ở các khu vực. Thứ hai, tiêu chuẩn hóa các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và công lập, không có sự phân biệt giữa y tế tư nhân và y tế công lập. Cơ chế tài chính cho các cấp khám, chữa bệnh.
Trạm y tế 10 đến 15 năm nữa có nguy cơ không có bác sĩ: Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề cập tình trạng nhiều trạm y tế thiếu bác sĩ, nhiều người chuyển sang khu vực tư nhân hoặc đến các đô thị lớn, rất ít sinh viên ra trường chịu về công tác tại y tế cơ sở. Nếu không sớm có chính sách phù hợp thì 10-15 năm nữa, trạm y tế sẽ không có bác sĩ làm việc.
Nơi có máy móc nhưng lại không có người làm việc: Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang nói rằng, khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ y tế của các trạm y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Mặc dù tỷ lệ đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu ở các trạm y tế là khá cao, nhưng số lượng đến khám có xu hướng giảm. Lý do chủ yếu là danh mục thuốc chưa đa dạng, trang thiết bị đã cũ hoặc chưa được trang bị nên người dân còn thiếu tin tưởng. Thực trạng nơi có người làm việc nhưng không có máy móc, nơi có máy móc nhưng lại không có người làm việc, bất cập này vẫn đang xảy ra tại nhiều đơn vị.
Tuổi thọ người Việt tăng nhưng số năm sống khỏe lại thấp: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương dẫn thống kê của Bộ Y tế cho thấy tuổi thọ bình quân của người Việt hiện nay là trên 73 tuổi nhưng tuổi sống khỏe mạnh chỉ là 64, trong đó có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Tuổi thọ bình quân của người Việt tăng lên nhưng số năm sống khỏe mạnh lại thấp so với nhiều nước. Số năm sống không khỏe mạnh đồng nghĩa với việc giảm sút chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc không được cải thiện và đồng nghĩa với việc cả cá nhân và xã hội đều phải đối mặt với nhiều áp lực về an sinh và gánh nặng bệnh tật.
Bốn Bộ trưởng tìm 1 giờ mới được 4 gói mì tôm ở sân bay để ăn: Khi giải trình, tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói về những tình huống "chưa có tiền lệ" trong công tác phòng, chống dịch.“Ngay bản thân anh em chúng tôi tháp tùng Thủ tướng kiểm tra ở TP.HCM, Bình Dương, 4 anh em bộ trưởng chúng tôi về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì gần như không có gì ăn. Chúng tôi phải nói với anh em đi tìm mì tôm. Tìm hơn 1 giờ thì 4 anh em bộ trưởng được 4 gói mì tôm. Ăn xong lên máy bay về nhà cũng vừa khuya", ông Phớc nói và cho biết hết sức chia sẻ với tất cả các ngành đã tập trung vào chống dịch để cứu người và phục hồi kinh tế.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y.