Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: "Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý nghiêm một số doanh nhân có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất đúng đắn. Bên cạnh xử lý nghiêm theo pháp luật, chúng ta cần có chính sách khoan dung đối với doanh nhân ăn năn hối cải, sẵn sàng lập công chuộc tội, vì lực lượng doanh nhân chính là nòng cốt của lực lượng tạo ra của cải vật chất cho xã hội." Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân – Đoàn ĐBQH TPHCM: "Chúng ta nên có cơ chế là ở dưới nói thì trên nghe. Khi các bệnh viện có ý kiến thì làm thế nào Bộ Y tế, Chính phủ nghe, xử lý kịp thời." Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): “Vừa qua các cơ quan của Đảng đã xử lý đối với một số cán bộ chủ chốt của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam liên quan đến “lò ấp tiến sĩ”.Do đó, đề nghị cần có cuộc tổng rà soát bằng tiến sĩ, thạc sĩ mà trọng tâm là đối với cán bộ trung cấp, cao cấp trong toàn bộ hệ thống. Từ đó, sàng lọc chất lượng nhân sự, bảo đảm quản lý điều hành trong toàn hệ thống”. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế: "Môi trường sống, sự tác động của số hóa toàn cầu tạo ra những bất định dễ bị cuốn đẩy, chệch quỹ đạo văn hóa chuẩn mực. Vậy nên, chỉ tính ở góc độ văn hóa ứng xử, những hình ảnh hay câu chuyện nghịch văn hóa, thiếu văn hóa vẫn hiện hữu nơi này, nơi nọ trong các môi trường sống."Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội: “Cần làm rõ nguyên nhân tiền lương của người lao động, công chức, viên chức còn ở mức thấp, dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức chuyển việc, nghỉ việc. Tình trạng này là do năng lực cá nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, hay do thiếu chính sách tái tạo, bồi dưỡng, hay do môi trường, văn hóa điều hành. Cần làm rõ để khắc phục kịp thời tình trạng này trong thời gian tới”. Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với mạng xã hội làm sao để kẻ xấu không có cơ hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội, qua đó giúp cho giới trẻ sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực, an toàn, hướng đến các giá trị của chân thiện mỹ, hình thành thói quen sống tích cực, lành mạnh, có hành động đẹp… Các cơ quan có trách nhiệm cần có những chế tài xử lý mạnh hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội”. Đại biểu Tạ Thị Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên: “Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phê bình hiện tượng này và đã từng nói thẳng: “ai không làm thì đứng sang một bên”. Tôi cho rằng, nếu làm đúng quy định của pháp luật, trong sáng, vì nước, vì dân thì có gì phải ngại. Vì đứng đằng sau, chúng ta vẫn còn có cả một tập thể lãnh đạo, có cơ chế để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội): “Y tế nước ta đã và đang bị chao đảo. Đó là tình trạng cán bộ y tế ồ ạt xin ra khỏi khu vực công; thuốc men, sinh phẩm vẫn bị thiếu; việc mua sắm các thiết bị cho bệnh viện đang bị đứt gãy, đình đốn; vấn đề tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ. Dù với lý do nào mà không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân là có lỗi nặng với Nhân dân".ĐBQH Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH TPHCM: “Các bộ, ngành trung ương phải là cầu nối thông suốt giữa Thủ tướng với chính quyền các tỉnh, thành phố, là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp. Tuyệt đối không thể là các trạm gác quan liêu, vô cảm, thậm chí nhũng nhiễu". ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình): “Tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc và làn sóng chuyển việc từ khu vực công lập sang khu vực tư, đặc biệt là sau hơn 2 năm phòng, chống dịch covid-19. Với kế hoạch đặt ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2023 đạt 12 bác sỹ/10.000 dân cũng là một thách thức lớn với ngành y tế nếu như không có giải pháp căn cơ bởi đào tạo đc 1 cán bộ y tế giỏi không phải 1 sớm 1 chiều”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: "Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy giáo, các thầy thuốc. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng vẫn đang nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người, vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của người dân. Không chỉ là các lực lượng sẵn sàng hy sinh theo đúng nghĩa đen trong chống dịch, ngay giờ phút này vẫn hàng ngày, hàng giờ để cứu chữa bệnh nhân". Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: "Nếu nói sạt lở đang bủa vây đồng bằng sông Cửu Long cũng không sai. Cùng với triều cường, nước biển dâng của biến đổi khí hậu, việc khai thác cát tràn lan, sự can thiệp thô bạo của con người đã khiến cho sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, đời sống của hàng chục ngàn hộ dân." Đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: "Cơn sốt đất cũng đã tràn cả về nông thôn, giá đất tăng cao nên cơ hội cho việc tích tụ và tập trung đất đai lại càng khó khăn hơn nữa.… Cử tri và Nhân dân đang rất trông đợi Quốc hội, Chính phủ để giúp cho những người nông dân không phải vật lộn với cái khó, cái nghèo, không phải đau đáu trước sự lựa chọn có nên tiếp tục duy trì nghề nông nữa hay không và cũng không còn phải trăn trở với câu hỏi: Ở lại hay ra đi khỏi làng?" Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: "Có một nốt trầm, một nghịch lý đang diễn ra với năng suất lao động và thị trường lao động mà không chỉ tôi mà nhiều đại biểu, nhất là Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong báo cáo tại phiên khai mạc đều đang băn khoăn, đau đáu, đó là vì sao năng suất lao động chưa cao. Trong khi trình độ lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, bài toán chênh lệch cung - cầu, vừa thừa, vừa thiếu lao động và làm thế nào để thích ứng với sự chuyển động của thị trường lao động theo xu hướng chuyển đổi số, cơ cấu ngành nghề và các mô hình việc làm mới hậu COVID-19." Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre: "Pháp luật Việt Nam gần như luật nào cũng có nội dung giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng nguồn lực được giao và chế độ chính sách thì chưa tương xứng, nhất là đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã là đối tượng ba không. Không giới hạn thời gian làm việc, có việc thì phải làm, không kể trong giờ hay ngoài giờ hành chính; không công tác phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp thai sản, tai nạn cho dù phải thường xuyên cơ động trên địa bàn rộng và khó khăn, không được tăng lương cho dù có thâm niên bao nhiêu năm.">>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trao đổi về vụ việc Việt Á.
Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: "Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý nghiêm một số doanh nhân có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất đúng đắn. Bên cạnh xử lý nghiêm theo pháp luật, chúng ta cần có chính sách khoan dung đối với doanh nhân ăn năn hối cải, sẵn sàng lập công chuộc tội, vì lực lượng doanh nhân chính là nòng cốt của lực lượng tạo ra của cải vật chất cho xã hội."
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân – Đoàn ĐBQH TPHCM: "Chúng ta nên có cơ chế là ở dưới nói thì trên nghe. Khi các bệnh viện có ý kiến thì làm thế nào Bộ Y tế, Chính phủ nghe, xử lý kịp thời."
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): “Vừa qua các cơ quan của Đảng đã xử lý đối với một số cán bộ chủ chốt của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam liên quan đến “lò ấp tiến sĩ”.Do đó, đề nghị cần có cuộc tổng rà soát bằng tiến sĩ, thạc sĩ mà trọng tâm là đối với cán bộ trung cấp, cao cấp trong toàn bộ hệ thống. Từ đó, sàng lọc chất lượng nhân sự, bảo đảm quản lý điều hành trong toàn hệ thống”.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế: "Môi trường sống, sự tác động của số hóa toàn cầu tạo ra những bất định dễ bị cuốn đẩy, chệch quỹ đạo văn hóa chuẩn mực. Vậy nên, chỉ tính ở góc độ văn hóa ứng xử, những hình ảnh hay câu chuyện nghịch văn hóa, thiếu văn hóa vẫn hiện hữu nơi này, nơi nọ trong các môi trường sống."
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội: “Cần làm rõ nguyên nhân tiền lương của người lao động, công chức, viên chức còn ở mức thấp, dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức chuyển việc, nghỉ việc. Tình trạng này là do năng lực cá nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, hay do thiếu chính sách tái tạo, bồi dưỡng, hay do môi trường, văn hóa điều hành. Cần làm rõ để khắc phục kịp thời tình trạng này trong thời gian tới”.
Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với mạng xã hội làm sao để kẻ xấu không có cơ hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội, qua đó giúp cho giới trẻ sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực, an toàn, hướng đến các giá trị của chân thiện mỹ, hình thành thói quen sống tích cực, lành mạnh, có hành động đẹp… Các cơ quan có trách nhiệm cần có những chế tài xử lý mạnh hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội”.
Đại biểu Tạ Thị Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên: “Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phê bình hiện tượng này và đã từng nói thẳng: “ai không làm thì đứng sang một bên”. Tôi cho rằng, nếu làm đúng quy định của pháp luật, trong sáng, vì nước, vì dân thì có gì phải ngại. Vì đứng đằng sau, chúng ta vẫn còn có cả một tập thể lãnh đạo, có cơ chế để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội): “Y tế nước ta đã và đang bị chao đảo. Đó là tình trạng cán bộ y tế ồ ạt xin ra khỏi khu vực công; thuốc men, sinh phẩm vẫn bị thiếu; việc mua sắm các thiết bị cho bệnh viện đang bị đứt gãy, đình đốn; vấn đề tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ. Dù với lý do nào mà không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân là có lỗi nặng với Nhân dân".
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH TPHCM: “Các bộ, ngành trung ương phải là cầu nối thông suốt giữa Thủ tướng với chính quyền các tỉnh, thành phố, là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp. Tuyệt đối không thể là các trạm gác quan liêu, vô cảm, thậm chí nhũng nhiễu".
ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình): “Tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc và làn sóng chuyển việc từ khu vực công lập sang khu vực tư, đặc biệt là sau hơn 2 năm phòng, chống dịch covid-19. Với kế hoạch đặt ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2023 đạt 12 bác sỹ/10.000 dân cũng là một thách thức lớn với ngành y tế nếu như không có giải pháp căn cơ bởi đào tạo đc 1 cán bộ y tế giỏi không phải 1 sớm 1 chiều”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: "Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy giáo, các thầy thuốc. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng vẫn đang nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người, vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của người dân. Không chỉ là các lực lượng sẵn sàng hy sinh theo đúng nghĩa đen trong chống dịch, ngay giờ phút này vẫn hàng ngày, hàng giờ để cứu chữa bệnh nhân".
Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: "Nếu nói sạt lở đang bủa vây đồng bằng sông Cửu Long cũng không sai. Cùng với triều cường, nước biển dâng của biến đổi khí hậu, việc khai thác cát tràn lan, sự can thiệp thô bạo của con người đã khiến cho sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, đời sống của hàng chục ngàn hộ dân."
Đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: "Cơn sốt đất cũng đã tràn cả về nông thôn, giá đất tăng cao nên cơ hội cho việc tích tụ và tập trung đất đai lại càng khó khăn hơn nữa.… Cử tri và Nhân dân đang rất trông đợi Quốc hội, Chính phủ để giúp cho những người nông dân không phải vật lộn với cái khó, cái nghèo, không phải đau đáu trước sự lựa chọn có nên tiếp tục duy trì nghề nông nữa hay không và cũng không còn phải trăn trở với câu hỏi: Ở lại hay ra đi khỏi làng?"
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: "Có một nốt trầm, một nghịch lý đang diễn ra với năng suất lao động và thị trường lao động mà không chỉ tôi mà nhiều đại biểu, nhất là Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong báo cáo tại phiên khai mạc đều đang băn khoăn, đau đáu, đó là vì sao năng suất lao động chưa cao. Trong khi trình độ lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, bài toán chênh lệch cung - cầu, vừa thừa, vừa thiếu lao động và làm thế nào để thích ứng với sự chuyển động của thị trường lao động theo xu hướng chuyển đổi số, cơ cấu ngành nghề và các mô hình việc làm mới hậu COVID-19."
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre: "Pháp luật Việt Nam gần như luật nào cũng có nội dung giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng nguồn lực được giao và chế độ chính sách thì chưa tương xứng, nhất là đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã là đối tượng ba không. Không giới hạn thời gian làm việc, có việc thì phải làm, không kể trong giờ hay ngoài giờ hành chính; không công tác phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp thai sản, tai nạn cho dù phải thường xuyên cơ động trên địa bàn rộng và khó khăn, không được tăng lương cho dù có thâm niên bao nhiêu năm."
>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trao đổi về vụ việc Việt Á.