Sáng 28/3, người dân và phương tiện ở Đà Nẵng đã được lưu thông qua nút giao phía tây cầu Trần Thị Lý (quận Hải Châu).Công trình được UBND TP khánh thành và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2022).Ngay sau lễ khánh thành, đoàn ôtô của lãnh đạo Đà Nẵng đã lưu thông qua nút giao. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 720 tỷ đồng, được khởi công ngày 29/3/2020.Từ sáng sớm, ông Nguyễn Nguyên (trú quận Hải Châu) đã đạp xe đến nút giao thông cầu Trần Thị Lý tập thể dục. Ông tranh thủ dừng chân ngắm công trình và ghi lại những hình ảnh của dự án.Ông Tình (trú quận Hải Châu) tranh thủ lúc vắng phương tiện qua khu vực này để ngắm nút giao thông 3 tầng. Người đàn ông này cho biết trước đây tuyến đường 2 Tháng 9 (phía tây cầu Trần Thị Lý) thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. "Công trình này được thiết kế 3 tầng, rất hiện đại nên sẽ giải quyết được việc ách tắc giao thông. Người dân rất phấn khởi vì công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm giải phóng thành phố", ông Tình nói.Theo chủ đầu tư, dự án được thiết kế là nút giao thông khác mức, gồm 3 hạng mục: Hầm chui, cầu vượt và tầng mặt đất. Trong đó, đường hầm dài hơn 900 m bên dưới đường Duy Tân và Trần Thị Lý xuyên qua nút giao đường Núi Thành, 2 Tháng 9 đến chân cầu Trần Thị Lý.Điểm độc đáo của công trình là có hơn 100 ô giếng trời ở hầm chui để lấy ánh sáng tự nhiên. Giữa tháng 3 vừa qua, một người đàn ông đi xe máy tông vào lan can rồi rơi từ giếng trời xuống hầm tử vong. Sau vụ việc này, nhiều người góp ý nên sửa phần lan can cao thêm (thiết kế lan can trên giếng trời khoảng 1 m) so với thiết kế hoặc có lưới ở các ô giếng để tránh nguy cơ xảy ra vụ việc tương tự. Hiện, các thiết kế chưa có gì thay đổi.Tại các vị trí lên và xuống hầm có hệ thống đèn tín hiệu và lan can cố định để phân định 2 làn riêng biệt.Công trình được xây dựng với mục đích giảm tải cho các đường trục chính qua khu vực phía đông thành phố như Nguyễn Văn Linh, Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, những hộ dân có nhà mặt tiền khu vực này cũng được hưởng lợi vì việc buôn bán, kinh doanh sẽ thuận tiện hơn. "Giá trị bất động sản cũng sẽ cao hơn", một người dân cho hay.Lãnh đạo TP Đà Nẵng khẳng định ngoài việc góp phần giảm ùn tắc giao thông, dự án đánh dấu sự trở lại của các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn thành phố; tạo sức bật mới, động lực mới để địa phương thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.Nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý nhìn từ trên cao.Vị trí nút giao đường 2 Tháng 9 - Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý. Ảnh: Google Maps.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Đà Nẵng, độc đáo công trình nút giao thông cầu Trần Thị Lý. (Nguồn: THĐT).
Sáng 28/3, người dân và phương tiện ở Đà Nẵng đã được lưu thông qua nút giao phía tây cầu Trần Thị Lý (quận Hải Châu).
Công trình được UBND TP khánh thành và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2022).
Ngay sau lễ khánh thành, đoàn ôtô của lãnh đạo Đà Nẵng đã lưu thông qua nút giao. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 720 tỷ đồng, được khởi công ngày 29/3/2020.
Từ sáng sớm, ông Nguyễn Nguyên (trú quận Hải Châu) đã đạp xe đến nút giao thông cầu Trần Thị Lý tập thể dục. Ông tranh thủ dừng chân ngắm công trình và ghi lại những hình ảnh của dự án.
Ông Tình (trú quận Hải Châu) tranh thủ lúc vắng phương tiện qua khu vực này để ngắm nút giao thông 3 tầng. Người đàn ông này cho biết trước đây tuyến đường 2 Tháng 9 (phía tây cầu Trần Thị Lý) thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. "Công trình này được thiết kế 3 tầng, rất hiện đại nên sẽ giải quyết được việc ách tắc giao thông. Người dân rất phấn khởi vì công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm giải phóng thành phố", ông Tình nói.
Theo chủ đầu tư, dự án được thiết kế là nút giao thông khác mức, gồm 3 hạng mục: Hầm chui, cầu vượt và tầng mặt đất. Trong đó, đường hầm dài hơn 900 m bên dưới đường Duy Tân và Trần Thị Lý xuyên qua nút giao đường Núi Thành, 2 Tháng 9 đến chân cầu Trần Thị Lý.
Điểm độc đáo của công trình là có hơn 100 ô giếng trời ở hầm chui để lấy ánh sáng tự nhiên. Giữa tháng 3 vừa qua, một người đàn ông đi xe máy tông vào lan can rồi rơi từ giếng trời xuống hầm tử vong. Sau vụ việc này, nhiều người góp ý nên sửa phần lan can cao thêm (thiết kế lan can trên giếng trời khoảng 1 m) so với thiết kế hoặc có lưới ở các ô giếng để tránh nguy cơ xảy ra vụ việc tương tự. Hiện, các thiết kế chưa có gì thay đổi.
Tại các vị trí lên và xuống hầm có hệ thống đèn tín hiệu và lan can cố định để phân định 2 làn riêng biệt.
Công trình được xây dựng với mục đích giảm tải cho các đường trục chính qua khu vực phía đông thành phố như Nguyễn Văn Linh, Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, những hộ dân có nhà mặt tiền khu vực này cũng được hưởng lợi vì việc buôn bán, kinh doanh sẽ thuận tiện hơn. "Giá trị bất động sản cũng sẽ cao hơn", một người dân cho hay.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng khẳng định ngoài việc góp phần giảm ùn tắc giao thông, dự án đánh dấu sự trở lại của các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn thành phố; tạo sức bật mới, động lực mới để địa phương thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý nhìn từ trên cao.
Vị trí nút giao đường 2 Tháng 9 - Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý. Ảnh: Google Maps.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Đà Nẵng, độc đáo công trình nút giao thông cầu Trần Thị Lý. (Nguồn: THĐT).