Vũ Thị Nhung (28 tuổi, quê Mộc Châu, Sơn La) là cử nhân Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Đại học Văn Hoá Hà Nội. Cô chuẩn bị học nghiên cứu sinh ngành văn hoá, hiện là giảng viên Đại học Đông Đô (Hà Nội).Mới ra trường, Nhung muốn ở lại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương làm giảng viên nhưng phải trợ giảng 2 năm mới được học thạc sĩ và đứng lớp. Cô quyết định ra ngoài “rải” đến 50 bộ hồ sơ xin việc khắp nơi.Qua các đợt xét hồ sơ, phỏng vấn, dạy thử, Vũ Thị Nhung trở thành giảng viên của trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội, rồi sau đó công tác tại Đại học Đông Đô.“Làm giảng viên là ước mơ của tôi từ thời sinh viên, nhưng nghề này không hào nhoáng như ngày xưa thường mơ mộng. Tôi thường ít tiết dạy, lương không cao nên 'chạy sô' là cách duy nhất để một giảng viên ngoại tỉnh có thể duy trì cuộc sống”, cô nói.Đôi lúc, 8X chỉ có 10 phút để di chuyển từ trường này đến trường khác giữa hai tiết dạy. “Nếu không có lòng yêu nghề, tôi không thể trụ được”, Nhung nói.Nhung dạy kín lịch tất cả 7 ngày trong tuần, 4 tuần một tháng. Cô chỉ có 2 ngày để nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè hay ngủ nướng. Nữ thạc sĩ tâm sự có lúc, cô đã thu xếp công việc để đi du lịch nhưng chỉ cần một trường thay đổi lịch học là kế hoạch tiêu tan.Không chỉ dạy kiến thức cho sinh viên, 8X còn dạy múa cho các bé mầm non. Với Nhung, sự đáng yêu của đám trẻ là nguồn năng lượng bất tận, giúp cô xua tan mệt mỏi. Việc duy trì dạy múa cho trẻ còn giúp Nhung có thể dạy tốt hơn cho sinh viên ngành Sư phạm mẫu giáo.Nữ giảng viên dạy từ trẻ mầm non đến sinh viên đại học cho biết với các bé 5-6 tuổi, cô phải nói bằng giọng ngọt ngào, chỉ khen mà không mấy khi chê và luôn biết cách nịnh chúng. Các con còn nhỏ, ham chơi nên không thể bắt ép mà phải tạo sự hứng thú tự nhiên.Nhung học tiếng Nhật vào hai buổi tối trong tuần (cô không giỏi tiếng Anh). Dù rất bận rộn và mệt mỏi, nữ giáo viên không dám nghỉ buổi học nào vì chỉ vắng hai buổi là thẻ học một năm của cô sẽ bị huỷ.Các buổi tối còn lại, Vũ Thị Nhung soạn giáo án, cập nhật kiến thức mới và đôi lúc là dạy cho học sinh ôn thi đại học. Hiện, cô được duyệt đề cương, chờ ngày bắt đầu nghiên cứu tiến sĩ.Là người theo đạo phật, Nhung tâm đắc với chữ “nhẫn nhịn”. Nó nhắc cô hạn chế nóng tính, vượt qua căng thẳng để hoàn thành khối lượng công việc lớn.
Vũ Thị Nhung (28 tuổi, quê Mộc Châu, Sơn La) là cử nhân Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Đại học Văn Hoá Hà Nội. Cô chuẩn bị học nghiên cứu sinh ngành văn hoá, hiện là giảng viên Đại học Đông Đô (Hà Nội).
Mới ra trường, Nhung muốn ở lại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương làm giảng viên nhưng phải trợ giảng 2 năm mới được học thạc sĩ và đứng lớp. Cô quyết định ra ngoài “rải” đến 50 bộ hồ sơ xin việc khắp nơi.
Qua các đợt xét hồ sơ, phỏng vấn, dạy thử, Vũ Thị Nhung trở thành giảng viên của trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội, rồi sau đó công tác tại Đại học Đông Đô.
“Làm giảng viên là ước mơ của tôi từ thời sinh viên, nhưng nghề này không hào nhoáng như ngày xưa thường mơ mộng. Tôi thường ít tiết dạy, lương không cao nên 'chạy sô' là cách duy nhất để một giảng viên ngoại tỉnh có thể duy trì cuộc sống”, cô nói.
Đôi lúc, 8X chỉ có 10 phút để di chuyển từ trường này đến trường khác giữa hai tiết dạy. “Nếu không có lòng yêu nghề, tôi không thể trụ được”, Nhung nói.
Nhung dạy kín lịch tất cả 7 ngày trong tuần, 4 tuần một tháng. Cô chỉ có 2 ngày để nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè hay ngủ nướng. Nữ thạc sĩ tâm sự có lúc, cô đã thu xếp công việc để đi du lịch nhưng chỉ cần một trường thay đổi lịch học là kế hoạch tiêu tan.
Không chỉ dạy kiến thức cho sinh viên, 8X còn dạy múa cho các bé mầm non. Với Nhung, sự đáng yêu của đám trẻ là nguồn năng lượng bất tận, giúp cô xua tan mệt mỏi. Việc duy trì dạy múa cho trẻ còn giúp Nhung có thể dạy tốt hơn cho sinh viên ngành Sư phạm mẫu giáo.
Nữ giảng viên dạy từ trẻ mầm non đến sinh viên đại học cho biết với các bé 5-6 tuổi, cô phải nói bằng giọng ngọt ngào, chỉ khen mà không mấy khi chê và luôn biết cách nịnh chúng. Các con còn nhỏ, ham chơi nên không thể bắt ép mà phải tạo sự hứng thú tự nhiên.
Nhung học tiếng Nhật vào hai buổi tối trong tuần (cô không giỏi tiếng Anh). Dù rất bận rộn và mệt mỏi, nữ giáo viên không dám nghỉ buổi học nào vì chỉ vắng hai buổi là thẻ học một năm của cô sẽ bị huỷ.
Các buổi tối còn lại, Vũ Thị Nhung soạn giáo án, cập nhật kiến thức mới và đôi lúc là dạy cho học sinh ôn thi đại học. Hiện, cô được duyệt đề cương, chờ ngày bắt đầu nghiên cứu tiến sĩ.
Là người theo đạo phật, Nhung tâm đắc với chữ “nhẫn nhịn”. Nó nhắc cô hạn chế nóng tính, vượt qua căng thẳng để hoàn thành khối lượng công việc lớn.