Những y tá đặc biệt, an ủi bạn tù trước khi về thế giới bên kia

Google News

Họ đang âm thầm làm những công việc để giúp đỡ các phạm nhân mắc bệnh trong tù và ở bên họ giây phút cuối đời.

 

Nhung y ta dac biet, an ui ban tu truoc khi ve the gioi ben kia

Những người như Lyman còn cắt tóc cho các phạm nhân.

Chuyện không ai biết

Tại một nhà tù ở Califonia (Mỹ), một số phạm nhân đang thụ án tù chung thân được đảm nhận công việc chăm sóc các phạm nhân mắc bệnh, hoặc phạm nhân đang sống những ngày cuối đời. Tại nhà tù này, có một phòng an dưỡng cuối đời mà không phải ai cũng biết được những câu chuyện diễn ra trong đó.

Với hình xăm kín từ cổ đến ngón tay, Kevion Lyman đứng dậy khỏi giường vào lúc bình minh, bước ra khỏi phòng giam và đi làm. Nam thanh niên 27 tuổi đi xuống hành lang trung tâm nối với phòng ăn, nơi giam giữ những tội phạm nguy hiểm và phạm nhân mắc tâm thần.

Để phân biệt giữa nhà an dưỡng cuối đời với phần còn lại của nhà tù, cửa sổ ở nơi này có rèm màu trắng, thỉnh thoảng một loại đồ uống có nồng độ cồn thấp được phục vụ, trên tường, có những bức vẽ và một cây thông bằng nhựa... Điều này thêm sự vui vẻ ở một mức độ nào đó, nhưng khi mở rèm vẫn thấy những song sắt.

Các cán bộ quản giáo đi theo sát những y tá đặc biệt như Lyman khi họ đẩy chiếc xe đi xung quanh. Không gian ngoài trời duy nhất dành cho các phạm nhân bị bệnh ở nhà an dưỡng cuối đời trong tù là khoảng sân nhỏ có hàng rào xích sắt.

Đây là nhà tù có mức độ an ninh trung bình, nằm giữa San Francisco và Sacramento, giam giữ 2400 tù nhân nam. Một số người trẻ, khỏe mạnh nhưng những người khác bị tàn tật và bệnh tật, thậm chí có những người ở đây đang sống những ngày cuối đời.

Việc làm tốt đẹp

Nhung y ta dac biet, an ui ban tu truoc khi ve the gioi ben kia-Hinh-2

Có những phạm nhân mắc bệnh và có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Lyman và 2 người khác là Fernando Murillo và Kao Saephanh trải tấm ga sạch sẽ và chiếc chăn màu đỏ lên chiếc giường trống. Bệnh nhân mới nhất là một phạm nhân gầy gò tên Jimmy Figueroa. Với làn da rám nắng, mái tóc đen mượt, hói ở giữa và đeo cặp kính râm Ray- Ban, người đàn ông này như một kẻ đâm thuê chém mướn trong phim Italia.

Lyman đặt một hộp gồm: giấy vệ sinh, dép xỏ ngón, áo choàng có sọc màu xanh và trắng... Còn Murillo quỳ xuống đeo cho Figueroa đôi tất vào chân. "Chúng tôi ở đây, nếu ông cần bất cứ thứ gì. Bây giờ hãy nghỉ ngơi một chút đi nhé", Murillo nói.

Nhà an dưỡng cuối đời tại nhà tù này được xây dựng hồi năm 1993 để đối phó với khủng hoảng của bệnh AIDS và chăm sóc tù nhân nhân đạo hơn.

Hiện nay, nơi đây có 17 giường với các bệnh nhân là tù nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, bệnh Alzheimer, có người phải chống gậy để đi lại, có người chỉ cuộn chăn nằm trên giường...

Hầu hết các nhà tù không được xây dựng để trở thành nơi an dưỡng, nhân viên y tế mỏng, nên những người như Lyman, Seaphanh, Murillo... là một phần của nhóm 20 người. Hầu hết trong số họ đều là tù nhân từng giết người đang thụ án tù chung thân

Để có thể làm công việc này, Lyman và những người khác phải trải qua một loạt cuộc phỏng vấn và kiểm tra tính kỷ luật. Họ đã trải qua 70 tiếng đào tạo sơ bộ về kiến thức tâm lý, công việc chăm sóc bệnh nhân những ngày cuối đời.

Bảy ngày 1 tuần, các nhân viên làm việc từ 10-15 tiếng hoặc dài hơn. Mức lương các phạm nhân làm công việc này nhận được chỉ là 15-32 xu/tiếng. Công việc của họ gồm đánh răng cho bệnh nhân, xoa bóp chân tay, đọc sách cho các tù nhân là bệnh nhân nghe, hỗ trợ các nhân viên y tế trong tù...

Vào những giây phút cuối đời của bạn tù, họ ngồi bên giường, phương châm là không có tù nhân nào qua đời trong cô độc. Bên cạnh đó, họ cũng không tìm hiểu về quá khứ của các phạm nhân đang được chăm sóc ở đây.

Theo Việt Phong/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)