Mưu sinh nhọc nhằn bên chảo lửa hấp cá ở Cảng Quy Nhơn Giữa tiết trời nắng nóng, nhiều lao động nghèo Bình Định nhọc nhằn mưu sinh 5-7 giờ mỗi ngày bên chảo lửa hấp cá bỏng rát da người.
Cảng cá Quy Nhơn là nơi có nhiều người nghèo Bình Định mưu sinh từ nghề thu mua, sơ chế hấp cá, mực... đưa đi bán ở chợ lẻ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.Hàng ngày họ dậy sớm đeo găng tay, đi ủng chạy xe máy vượt đường hàng chục cây số từ các huyện Tây Sơn, Tuy Phước... đến TP Quy Nhơn túc trực thu mua cá, mực."Khoảng 1-2h sáng, vợ chồng tôi cùng khoảng 150 người lao động khác rời nhà đến Cảng Quy Nhơn chờ mua mực, cá nục, cá cơm, cá ngừ sọc dưa... rồi thuê xe xích lô hoặc ba gác chở về lò hấp lúc trời rạng đông", ông Trần Văn Thanh (ngụ huyện Tuy Phước) cho biết.Tùy theo từng loại thủy sản, họ để nguyên con hoặc cắt thành lát để đưa vào lò hấp giữa những ngày tiết trời nắng nóng xấp xỉ 40 độ C. Theo Ban quản lý chợ cá Hải Cảng, khu chợ được thành lập từ năm 1968, đến năm 2.000, UBND TP Quy Nhơn đầu tư nâng cấp.Mồ hôi ướt đẫm áo, ông Nguyễn Văn Thọ (ngụ xã Phước An, huyện Tuy Phước), cho hay mỗi ngày đứng bên lò lửa hấp cá suốt 5-7 giờ.
"Khăn chườm đá lạnh lau mồ hôi liên tục nhưng lò lửa cháy ngùn ngụt như hút hết nước cơ thể. Đêm về tức ngực, khó thở, nhiều hôm tôi ăn cơm không nổi. Cuộc sống mưu sinh phải cố gắng thôi", ông Thọ thổ lộ.Người lao động nơi đây còn phải hít thở khói mịt mù bốc lên từ lò hấp cá, trong không gian ẩm thấp. Hàng ngày họ túc trực bên lò hừng hực lửa từ lúc cho cá vào lò hấp đến lúc vớt cá ra, từ 6h sáng đến 14h.Hơn 18 năm gắn bó với nghề, ông Nguyễn Văn Hiền (ngụ xã Phước An, huyện Tuy Phước) nói nghề cực, suốt ngày quẩn quanh bên lò lửa, sơ sẩy là bỏng tay nhưng cũng đành chấp nhận.Mực hấp vừa ra lò được tưới nước cho giảm nhiệt, sau đó người dân đóng thùng cho lên xe tải lạnh đưa đi tiêu thụ.Thống kê của Ban Quản lý chợ cá Hải Cảng, trung bình mỗi ngày họ sơ chế, hấp vài trăm sọt cá, mực... mang lại thu nhập cho mỗi lao động từ 170.000 đến 250.000 đồng.Theo lãnh đạo phường Hải Cảng (TP.Quy Nhơn), chợ hấp cá này là chốn mưu sinh khoảng 150 người Bình Định. Phần lớn họ làm nghề khuân vác, rửa cá, gánh cá, phân loại, sơ chế, hấp cá... bán kiếm sống qua ngày.Chợ cá Hải Cảng (mũi tên đỏ, TP. Quy Nhơn). Ảnh: Google Maps.
Mưu sinh nhọc nhằn bên chảo lửa hấp cá ở Cảng Quy Nhơn Giữa tiết trời nắng nóng, nhiều lao động nghèo Bình Định nhọc nhằn mưu sinh 5-7 giờ mỗi ngày bên chảo lửa hấp cá bỏng rát da người.
Cảng cá Quy Nhơn là nơi có nhiều người nghèo Bình Định mưu sinh từ nghề thu mua, sơ chế hấp cá, mực... đưa đi bán ở chợ lẻ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Hàng ngày họ dậy sớm đeo găng tay, đi ủng chạy xe máy vượt đường hàng chục cây số từ các huyện Tây Sơn, Tuy Phước... đến TP Quy Nhơn túc trực thu mua cá, mực.
"Khoảng 1-2h sáng, vợ chồng tôi cùng khoảng 150 người lao động khác rời nhà đến Cảng Quy Nhơn chờ mua mực, cá nục, cá cơm, cá ngừ sọc dưa... rồi thuê xe xích lô hoặc ba gác chở về lò hấp lúc trời rạng đông", ông Trần Văn Thanh (ngụ huyện Tuy Phước) cho biết.
Tùy theo từng loại thủy sản, họ để nguyên con hoặc cắt thành lát để đưa vào lò hấp giữa những ngày tiết trời nắng nóng xấp xỉ 40 độ C. Theo Ban quản lý chợ cá Hải Cảng, khu chợ được thành lập từ năm 1968, đến năm 2.000, UBND TP Quy Nhơn đầu tư nâng cấp.
Mồ hôi ướt đẫm áo, ông Nguyễn Văn Thọ (ngụ xã Phước An, huyện Tuy Phước), cho hay mỗi ngày đứng bên lò lửa hấp cá suốt 5-7 giờ.
"Khăn chườm đá lạnh lau mồ hôi liên tục nhưng lò lửa cháy ngùn ngụt như hút hết nước cơ thể. Đêm về tức ngực, khó thở, nhiều hôm tôi ăn cơm không nổi. Cuộc sống mưu sinh phải cố gắng thôi", ông Thọ thổ lộ.
Người lao động nơi đây còn phải hít thở khói mịt mù bốc lên từ lò hấp cá, trong không gian ẩm thấp. Hàng ngày họ túc trực bên lò hừng hực lửa từ lúc cho cá vào lò hấp đến lúc vớt cá ra, từ 6h sáng đến 14h.
Hơn 18 năm gắn bó với nghề, ông Nguyễn Văn Hiền (ngụ xã Phước An, huyện Tuy Phước) nói nghề cực, suốt ngày quẩn quanh bên lò lửa, sơ sẩy là bỏng tay nhưng cũng đành chấp nhận.
Mực hấp vừa ra lò được tưới nước cho giảm nhiệt, sau đó người dân đóng thùng cho lên xe tải lạnh đưa đi tiêu thụ.
Thống kê của Ban Quản lý chợ cá Hải Cảng, trung bình mỗi ngày họ sơ chế, hấp vài trăm sọt cá, mực... mang lại thu nhập cho mỗi lao động từ 170.000 đến 250.000 đồng.
Theo lãnh đạo phường Hải Cảng (TP.Quy Nhơn), chợ hấp cá này là chốn mưu sinh khoảng 150 người Bình Định. Phần lớn họ làm nghề khuân vác, rửa cá, gánh cá, phân loại, sơ chế, hấp cá... bán kiếm sống qua ngày.
Chợ cá Hải Cảng (mũi tên đỏ, TP. Quy Nhơn). Ảnh: Google Maps.