Lũ lụt nước nhấn chìm nhiều tỉnh ở miền Trung: Theo thống kê đến ngày 12/10/2020, mưa lũ ở miền Trung các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tới Quảng Nam đã khiến ít nhất 37 người chết và mất tích.Hiện mưa lũ đang hoành hành tại miền Trung. Từ Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tới Quảng Nam, khắp nơi chìm trong lũ lụt. Năm nay, Quảng Trị gánh chịu hậu quả nặng nề do lũ lụt gây ra. Lũ lụt lịch sử chưa từng có bao trùm tỉnh này. Nhiều nơi chìm trong nước lũ, thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh tháng 7/2015: Tổng lượng mưa đo được tại một số điểm ở Quảng Ninh từ ngày 23 đến ngày 29/7/2015 đã vượt quá 1.500 mm. Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm tại Quảng Ninh (tính đến năm 2015), phá vỡ hàng loạt kỷ lục. Ngập lụt lịch sử tại Quảng Ninh năm 2015. Miền Trung vật lộn với lũ dữ năm 2013: Ngày 15/10/2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện. Tính đến thời điểm chiều 16/10, trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ, phải trèo lên ngọn cây. Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lớn nhất lịch sử 100 năm: Chiều 16/10/2010, một trận mưa xối xả trút xuống địa bàn tỉnh trong nhiều giờ liền, cộng với ảnh hưởng của việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ khiến hầu hết các tuyến giao thông ngập sâu trong nước. Mưa lũ kéo về khiến người dân trở tay không kịp. Trận lũ lụt đã làm 32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập, giao thông tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, làm hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. Trận ngập lịch sử tại Hà Nội năm 2008: Năm 2008, người dân Hà nội được phen “hoảng hồn” khi đường phố, nhà cửa ngập chìm trong biển nước. Chưa bao giờ người dân thủ đô phải khốn khổ khi “sống chung với lũ”.Thiệt hại do trận lụt gây ra là rất lớn, tại Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng, tuyến đê sông Hồng bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa bị tràn nước. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất là 3.000 tỷ đồng. Trận đại hồng thủy ở miền Trung năm 1999 khiến 595 người chết: Tháng 11/1999, mưa lớn kéo dài tại miền Trung đã khiến mực nước các sông lên đến mức kỷ lục, nhất là tại sông Hương. Lượng mưa trong một ngày ở thành phố Huế lên đến 1.384 mm. Sau đó, đỉnh lũ ở sông Hương đã lên tới mức kỷ lục, cao nhất trong vòng 100 năm (tính đến năm 1999).Trận lụt lịch sử tại miền Trung tháng 11/1999 được xem là trận lụt lớn nhất từ trước đến thời điểm đó, xảy ra tại Việt Nam. Trận lụt đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành và khiến 595 người chết, thiệt hại tổng cộng hơn 3.773 tỷ đồng. >>> Xem thêm video: Mưa lũ gây thiệt hại ở miền Trung. Nguồn: VTV 24.
Lũ lụt nước nhấn chìm nhiều tỉnh ở miền Trung: Theo thống kê đến ngày 12/10/2020, mưa lũ ở miền Trung các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tới Quảng Nam đã khiến ít nhất 37 người chết và mất tích.
Hiện mưa lũ đang hoành hành tại miền Trung. Từ Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tới Quảng Nam, khắp nơi chìm trong lũ lụt. Năm nay, Quảng Trị gánh chịu hậu quả nặng nề do lũ lụt gây ra. Lũ lụt lịch sử chưa từng có bao trùm tỉnh này. Nhiều nơi chìm trong nước lũ, thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản.
Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh tháng 7/2015: Tổng lượng mưa đo được tại một số điểm ở Quảng Ninh từ ngày 23 đến ngày 29/7/2015 đã vượt quá 1.500 mm. Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm tại Quảng Ninh (tính đến năm 2015), phá vỡ hàng loạt kỷ lục.
Ngập lụt lịch sử tại Quảng Ninh năm 2015.
Miền Trung vật lộn với lũ dữ năm 2013: Ngày 15/10/2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện.
Tính đến thời điểm chiều 16/10, trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ, phải trèo lên ngọn cây. Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lớn nhất lịch sử 100 năm: Chiều 16/10/2010, một trận mưa xối xả trút xuống địa bàn tỉnh trong nhiều giờ liền, cộng với ảnh hưởng của việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ khiến hầu hết các tuyến giao thông ngập sâu trong nước. Mưa lũ kéo về khiến người dân trở tay không kịp.
Trận lũ lụt đã làm 32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập, giao thông tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, làm hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.
Trận ngập lịch sử tại Hà Nội năm 2008: Năm 2008, người dân Hà nội được phen “hoảng hồn” khi đường phố, nhà cửa ngập chìm trong biển nước. Chưa bao giờ người dân thủ đô phải khốn khổ khi “sống chung với lũ”.
Thiệt hại do trận lụt gây ra là rất lớn, tại Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng, tuyến đê sông Hồng bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa bị tràn nước. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất là 3.000 tỷ đồng.
Trận đại hồng thủy ở miền Trung năm 1999 khiến 595 người chết: Tháng 11/1999, mưa lớn kéo dài tại miền Trung đã khiến mực nước các sông lên đến mức kỷ lục, nhất là tại sông Hương. Lượng mưa trong một ngày ở thành phố Huế lên đến 1.384 mm. Sau đó, đỉnh lũ ở sông Hương đã lên tới mức kỷ lục, cao nhất trong vòng 100 năm (tính đến năm 1999).
Trận lụt lịch sử tại miền Trung tháng 11/1999 được xem là trận lụt lớn nhất từ trước đến thời điểm đó, xảy ra tại Việt Nam. Trận lụt đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành và khiến 595 người chết, thiệt hại tổng cộng hơn 3.773 tỷ đồng.
>>> Xem thêm video: Mưa lũ gây thiệt hại ở miền Trung. Nguồn: VTV 24.