Nhiều website giả thông tin lịch cắt điện: Tổng công ty Điện lực miền Bắc dẫn một số website giả mạo thông tin lịch cắt điện gây hoang mang khách hàng như https://lichcupdien.org/lich-cup-dien-bac-giang; http://blogdao.net; https://lichcatdien.com/... Tổng công ty Điện lực miền Bắc khẳng định, các trang website trên không phải của EVNNPC cũng như của bất cứ đơn vị thành viên nào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hiện nay, EVNNPC chỉ sở hữu website địa chỉ: https://npc.com.vn/. (Ảnh minh họa) Giả mạo công ty chứng khoán lừa tiền nhà đầu tư: Vào tháng 4/2023, CTCP Chứng Khoán Thiên Việt (TVS) ra thông cáo báo chí cảnh báo việc công ty này bị giả mạo. Theo đó, một số cá nhân/ tổ chức giả mạo danh nghĩa TVS nhằm lôi kéo khách hàng mở tài khoản đầu tư, nộp/ chuyển tiền để thực hiện các khoản đầu tư không hợp pháp và chiếm đoạt tài sản với nhiều hình thức khác nhau. TVS cũng đã công bố một số danh tính đơn vị hoặc website giả mạo công ty, cụ thể gồm Tiger Global Việt Nam; Cty TNHH Mậu Dịch QT VIETDIAMOND.Theo TVS, công ty không hợp tác với những đơn vị này, đồng thời cho biết, việc này đang ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của công ty. TVS cũng liệt kê các hình thức giả mạo mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo khách hàng: Mời gọi khách hàng tham gia nhóm tư vấn đầu tư chứng khoán; Giả mạo nhân viên liên hệ, mời chào khách hàng tham gia các khóa học và nhóm khuyến nghị đầu tư chứng khoán trên các nền tảng xã hội như Zalo, Telegram, Youtube… TVS cũng khuyến cáo khách hàng không nên mở tài khoản, chuyển tiền đầu tư và thực hiện giao dịch chứng khoán tại các ứng dụng đầu tư giả mạo. (Ảnh minh họa) Giả mạo ứng dụng ngành Thuế để lừa đảo: Tháng 4/2023, Tổng cục Thuế cho biết có hiện tượng một số đối tượng giả danh cán bộ thuế cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người nộp thuế cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản. Cơ quan thuế khuyến cáo người nộp thuế tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế cho máy tính/điện thoại thông minh qua các đường dẫn không phải do Tổng cục Thuế cung cấp.Bên cạnh đó, người nộp thuế không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính/điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế. Người nộp thuế có thể tải, cài đặt, sử dụng ứng dụng của Tổng cục Thuế qua Google Play hoặc AppleStore và các website của Tổng cục Thuế. Cơ quan thuế cũng khuyến cáo khi có nhu cầu hỗ trợ các ứng dụng của ngành thuế, người nộp thuế gửi yêu cầu qua email hoặc gọi tới các số điện thoại (danh sách các trang website của cơ quan thuế địa phương). Trên cơ sở đó, các cán bộ hỗ trợ sẽ trả lời cũng bằng các địa chỉ email và điện thoại nêu trên. (Ảnh minh họa) Giả mạo fanpage của tổ chức Phật giáo: Tháng 4/2023, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát đi thông tin cảnh báo tới cộng đồng phật tử, đạo hữu và công chúng về hiện tượng mới nổi lên gần đây trên internet, đó là tình trạng lập fanpage giả mạo tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xin tiền chữa bệnh cho các trường hợp éo le. Trên các trang fanpage giả mạo có tên: “Hội Phật Giáo Việt Nam”, “Phật Tại Tâm” cùng đăng nội dung kêu gọi giúp đỡ chuyển tiền vào cùng một tài khoản.Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định những trang này là giả mạo. Đồng thời kêu gọi phật tử và công chúng nâng cao cảnh giác trước những tình trạng lừa đảo nói trên và báo cho cơ quan Công an gần nhất khi gặp tình huống tương tự. Giả mạo cơ quan BHXH Việt Nam: Mới đây, cơ quan BHXH Việt Nam tiếp tục nhận được phản ánh từ nhiều người dân về việc bị một số fanpage giả mạo BHXH Việt Nam lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân qua mạng xã hội. Cụ thể, ngày 19/4/2023, do có nhu cầu cần gộp sổ BHXH, một người phụ nữ tại Lạng Sơn đã tìm kiếm sự trợ giúp từ một trang mạng xã hội Facebook có tên "Giải đáp thắc mắc BHXH".Từ đây, các đối tượng đã giả danh nhân viên tư vấn để tiếp cận, sau đó yêu cầu nạn nhân đóng nhiều khoản phí các loại như: phí nộp hồ sơ, phí đề nghị chốt sổ hay phí chuyển hóa hồ sơ… Các đối tượng còn làm giả thông báo của cơ quan BHXH, tạo lòng tin để nạn nhân chuyển tiền nhiều lần. Nghi ngờ khi phải chuyển tiền liên tục, nạn nhân liên lạc với cơ quan BHXH tại địa phương và được biết các thủ tục gộp sổ và thông báo không mất khoản phí nào. BHXH Việt Nam cho biết, hiện đơn vị chỉ có một fanpage trên Facebook duy nhất tại địa chỉ baohiemxahoi.gov.vn. Người dân cần cẩn trọng khi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng khác. (Ảnh minh họa) Giả mạo Bưu điện Việt Nam: Tháng 4/2023, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) đưa ra cảnh báo về việc có nhiều người dân phản ánh gặp phải cuộc gọi hoặc email giả mạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bị lừa. Cụ thể, người dân nhận được email giả mạo Tổng đài Vietnam Post thông báo với khách hàng có bưu kiện chưa thể nhận hoặc gửi đi và yêu cầu thanh toán phí dịch vụ bằng cách chuyển khoản hoặc làm theo hướng dẫn để thanh toán, kèm theo đường link. Khi truy cập vào đường link, người dân sẽ bị đưa tới một trang web giả. Trang web sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, ảnh chụp CCCD và thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng. Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo nhân viên bưu điện đến nhà khách hàng thu tiền thuế, tiền nước, tiền phí phạt vi phạm giao thông… Thậm chí, các đối tượng còn sẵn sàng giao biên lai giả mạo logo, con dấu của Bưu điện để tránh bị phát hiện. Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không làm theo, từ chối các cuộc điện thoại nghi ngờ lừa đảo. Đồng thời, không thực hiện nộp tại địa chỉ các khoản tạm ứng lệ phí dịch vụ. >>> Xem thêm video: Nhiều website giả mạo thông tin lịch cắt điện: Xử lý sao? Nguồn: Lý Thùy.
Nhiều website giả thông tin lịch cắt điện: Tổng công ty Điện lực miền Bắc dẫn một số website giả mạo thông tin lịch cắt điện gây hoang mang khách hàng như https://lichcupdien.org/lich-cup-dien-bac-giang; http://blogdao.net; https://lichcatdien.com/... Tổng công ty Điện lực miền Bắc khẳng định, các trang website trên không phải của EVNNPC cũng như của bất cứ đơn vị thành viên nào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hiện nay, EVNNPC chỉ sở hữu website địa chỉ: https://npc.com.vn/. (Ảnh minh họa)
Giả mạo công ty chứng khoán lừa tiền nhà đầu tư: Vào tháng 4/2023, CTCP Chứng Khoán Thiên Việt (TVS) ra thông cáo báo chí cảnh báo việc công ty này bị giả mạo. Theo đó, một số cá nhân/ tổ chức giả mạo danh nghĩa TVS nhằm lôi kéo khách hàng mở tài khoản đầu tư, nộp/ chuyển tiền để thực hiện các khoản đầu tư không hợp pháp và chiếm đoạt tài sản với nhiều hình thức khác nhau. TVS cũng đã công bố một số danh tính đơn vị hoặc website giả mạo công ty, cụ thể gồm Tiger Global Việt Nam; Cty TNHH Mậu Dịch QT VIETDIAMOND.
Theo TVS, công ty không hợp tác với những đơn vị này, đồng thời cho biết, việc này đang ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của công ty. TVS cũng liệt kê các hình thức giả mạo mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo khách hàng: Mời gọi khách hàng tham gia nhóm tư vấn đầu tư chứng khoán; Giả mạo nhân viên liên hệ, mời chào khách hàng tham gia các khóa học và nhóm khuyến nghị đầu tư chứng khoán trên các nền tảng xã hội như Zalo, Telegram, Youtube… TVS cũng khuyến cáo khách hàng không nên mở tài khoản, chuyển tiền đầu tư và thực hiện giao dịch chứng khoán tại các ứng dụng đầu tư giả mạo. (Ảnh minh họa)
Giả mạo ứng dụng ngành Thuế để lừa đảo: Tháng 4/2023, Tổng cục Thuế cho biết có hiện tượng một số đối tượng giả danh cán bộ thuế cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người nộp thuế cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản. Cơ quan thuế khuyến cáo người nộp thuế tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế cho máy tính/điện thoại thông minh qua các đường dẫn không phải do Tổng cục Thuế cung cấp.
Bên cạnh đó, người nộp thuế không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính/điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế. Người nộp thuế có thể tải, cài đặt, sử dụng ứng dụng của Tổng cục Thuế qua Google Play hoặc AppleStore và các website của Tổng cục Thuế. Cơ quan thuế cũng khuyến cáo khi có nhu cầu hỗ trợ các ứng dụng của ngành thuế, người nộp thuế gửi yêu cầu qua email hoặc gọi tới các số điện thoại (danh sách các trang website của cơ quan thuế địa phương). Trên cơ sở đó, các cán bộ hỗ trợ sẽ trả lời cũng bằng các địa chỉ email và điện thoại nêu trên. (Ảnh minh họa)
Giả mạo fanpage của tổ chức Phật giáo: Tháng 4/2023, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát đi thông tin cảnh báo tới cộng đồng phật tử, đạo hữu và công chúng về hiện tượng mới nổi lên gần đây trên internet, đó là tình trạng lập fanpage giả mạo tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xin tiền chữa bệnh cho các trường hợp éo le. Trên các trang fanpage giả mạo có tên: “Hội Phật Giáo Việt Nam”, “Phật Tại Tâm” cùng đăng nội dung kêu gọi giúp đỡ chuyển tiền vào cùng một tài khoản.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định những trang này là giả mạo. Đồng thời kêu gọi phật tử và công chúng nâng cao cảnh giác trước những tình trạng lừa đảo nói trên và báo cho cơ quan Công an gần nhất khi gặp tình huống tương tự.
Giả mạo cơ quan BHXH Việt Nam: Mới đây, cơ quan BHXH Việt Nam tiếp tục nhận được phản ánh từ nhiều người dân về việc bị một số fanpage giả mạo BHXH Việt Nam lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân qua mạng xã hội. Cụ thể, ngày 19/4/2023, do có nhu cầu cần gộp sổ BHXH, một người phụ nữ tại Lạng Sơn đã tìm kiếm sự trợ giúp từ một trang mạng xã hội Facebook có tên "Giải đáp thắc mắc BHXH".
Từ đây, các đối tượng đã giả danh nhân viên tư vấn để tiếp cận, sau đó yêu cầu nạn nhân đóng nhiều khoản phí các loại như: phí nộp hồ sơ, phí đề nghị chốt sổ hay phí chuyển hóa hồ sơ… Các đối tượng còn làm giả thông báo của cơ quan BHXH, tạo lòng tin để nạn nhân chuyển tiền nhiều lần. Nghi ngờ khi phải chuyển tiền liên tục, nạn nhân liên lạc với cơ quan BHXH tại địa phương và được biết các thủ tục gộp sổ và thông báo không mất khoản phí nào. BHXH Việt Nam cho biết, hiện đơn vị chỉ có một fanpage trên Facebook duy nhất tại địa chỉ baohiemxahoi.gov.vn. Người dân cần cẩn trọng khi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng khác. (Ảnh minh họa)
Giả mạo Bưu điện Việt Nam: Tháng 4/2023, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) đưa ra cảnh báo về việc có nhiều người dân phản ánh gặp phải cuộc gọi hoặc email giả mạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bị lừa. Cụ thể, người dân nhận được email giả mạo Tổng đài Vietnam Post thông báo với khách hàng có bưu kiện chưa thể nhận hoặc gửi đi và yêu cầu thanh toán phí dịch vụ bằng cách chuyển khoản hoặc làm theo hướng dẫn để thanh toán, kèm theo đường link. Khi truy cập vào đường link, người dân sẽ bị đưa tới một trang web giả. Trang web sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, ảnh chụp CCCD và thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng.
Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo nhân viên bưu điện đến nhà khách hàng thu tiền thuế, tiền nước, tiền phí phạt vi phạm giao thông… Thậm chí, các đối tượng còn sẵn sàng giao biên lai giả mạo logo, con dấu của Bưu điện để tránh bị phát hiện. Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không làm theo, từ chối các cuộc điện thoại nghi ngờ lừa đảo. Đồng thời, không thực hiện nộp tại địa chỉ các khoản tạm ứng lệ phí dịch vụ.