Người Sài Gòn gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng

Google News

Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…

Tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

Cuối ngày, người dân tại chung cư Lý Văn Phức (Quận 1, TP.HCM) bất ngờ khi nhìn thấy hai cô gái ôm thùng khẩu trang cùng dung dịch sát khuẩn đi phát từng nhà. 

Nguoi Sai Gon go cua tung nha tang khau trang, chung tay phat com 0 dong

Hai cô gái tặng khẩu trang cho người dân tại chung cư Lý Văn Phức.

“Dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng tôi thực hiện chương trình tặng khẩu trang 3D cùng dung dịch sát khuẩn cho các hộ gia đình tại chung cư Lý Văn Phức và một số điểm khác trên địa bàn TP.HCM”, một nhân viên nói.

Hai cô gái cho biết, họ phải đợi đến cuối ngày mới đem thùng chứa 500 chiếc khẩu trang cùng dung dịch sát khuẩn đi phát tặng bởi vào giờ này, người dân trong chung cư mới trở về nhà sau giờ làm.

Nguoi Sai Gon go cua tung nha tang khau trang, chung tay phat com 0 dong-Hinh-2

Người dân được tặng kèm thêm 1 chai dung dịch sát khuẩn.

Để tặng khẩu trang, cả hai đến từng căn hộ, gõ cửa và hỏi thăm số nhân khẩu của mỗi gia đình. Vì số lượng có hạn, mỗi gia đình được nhận 5 chiếc khẩu trang 3D cùng 1 chai nước sát khuẩn.

Sau khi phát tặng hết các hộ ở tầng trệt chung cư, hai cô gái liên tục leo cầu thang bộ để phát hết cho các hộ dân cư sinh sống trên 4 tầng lầu của chung cư. Công việc thiện nguyện kết thúc cũng là lúc ánh đèn đường được bật sáng.

Phát cơm 0 đồng

Nguoi Sai Gon go cua tung nha tang khau trang, chung tay phat com 0 dong-Hinh-3

Đa số người đến nhận cơm là người già, người khuyết tật, lao động nghèo.

Trong khi đó, tại số 96 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, Quận 10, TP.HCM, Hội Pháp Hoa Ấn Quang và quán chay phối hợp với UBMTTQ Việt Nam Quận 10, UBND phường 2 (Quận 10) và các mạnh thường quân phát hơn 300 phần cơm và khẩu trang cho người nghèo.

Nguoi Sai Gon go cua tung nha tang khau trang, chung tay phat com 0 dong-Hinh-4

Do lượng người đến nhận cơm quá đông, lực lượng chức năng phải hỗ trợ, đảm bảo người dân giữ đúng khoảng cách để phòng chống dịch.

Địa điểm này phát cơm 0 đồng này thông báo sẽ phát cơm lúc 10h30. Tuy nhiên, khoảng 10h sáng, nhiều người dân đã đến xếp hàng bên đường để nhận cơm. Càng về trưa, số lượng người đến nhận cơm 0 đồng càng đông.

Nguoi Sai Gon go cua tung nha tang khau trang, chung tay phat com 0 dong-Hinh-5

Bà Trâm cho biết, nhờ những điểm phát cơm từ thiện, bà có thể tiết kiệm được chút ít để đóng tiền phòng trọ.

Khoảng 11h, những người này đã xếp thành hàng dài. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, lực lượng chức năng Quận 10 có mặt, hỗ trợ, yêu cầu người dân giữ khoảng cách khi nhận cơm. Việc phát cơm diễn ra trong trật tự, an toàn.

Nguoi Sai Gon go cua tung nha tang khau trang, chung tay phat com 0 dong-Hinh-6

Người dân cho biết, ngoài cơm, họ còn được nhận khẩu trang. Đây là vật dụng cần thiết trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đa số người đến nhận cơm đều là người già, người khuyết tật, lao động nghèo... Mỗi một phần cơm 0 đồng gồm 1 hộp cơm chay, canh, sữa tươi và khẩu trang.

Nhận phần cơm từ người phát, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm (74 tuổi, tạm trú Quận 8, TP.HCM), bán vé số dạo, bùi ngùi chia sẻ: “Tôi bán vé số kiếm cơm qua ngày. Già cả lại thêm tật ở chân, ngày bán không được bao nhiêu vì không đi nhiều được”.

Dịch bệnh bùng phát, hàng quán nghỉ, tôi bán càng ế hơn, tiền đóng phòng trọ phải tính từng ngày. Rất may có những điểm phát cơm như thế, tôi đỡ được bữa ăn, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”, bà cho biết thêm.

Điểm bán cơm này cho biết sẽ tiếp tục phát cơm, sữa, khẩu trang 0 đồng suốt mùa dịch. Nếu có nhu cầu, mọi người dân đều có thể đến địa chỉ trên để nhận cơm, khẩu trang miễn phí.

Tôi cũng khổ nhưng phải chia sẻ với người khổ hơn”

Cách điểm phát cơm trên không xa, quán nước vỉa hè của bà Nguyễn Thị Hòa (59 tuổi, ngụ Quận 10, TP.HCM) cũng để tấm bảng ghi dòng chữ “Cơm từ thiện”.

Bà Hòa cho biết, số cơm từ thiện này là do bà và con cháu trong nhà góp tiền, tự nấu để hỗ trợ người cần.

Bà nói, bà bán cơm vỉa hè mấy chục năm qua vẫn phải đi ở nhà trọ. Nhiều năm lăn lộn, bà thấu hiểu nhiều cảnh khổ nên khi dịch bệnh diễn biến phức tạp bà càng thương những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

“Tôi khổ nhưng phải chia sẻ với người khổ hơn lúc khó khăn này”, bà Hòa nói.

Thấy bà Hòa cùng con cháu trong nhà góp tiền nấu cơm từ thiện, người dân trong hẻm cũng san sẻ, ủng hộ tiền, nhờ bà nấu thêm phần cơm cho người nghèo. Bà nói, mỗi ngày bà và con cháu của mình chỉ có thể hỗ trợ cho người khó khăn 50-60 suất cơm.

Theo Nguyễn Sơn/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)