Gần 0h 28 Tết, đôi bạn trẻ đi từ hướng Tiền Giang về Vĩnh Long dừng ở cầu Mỹ Thuận tạo dáng chụp ảnh. Dù đã khuya, vẫn có hàng trăm người đứng ở đây để nghỉ ngơi, trò chuyện. Phần lớn là dân lao động và sinh viên đang học tập, làm việc ở TP.HCM hoặc nhiều tỉnh thành lân cận về quê ăn Tết.Chị Oanh hiện làm việc tại TP.HCM. Chiều 28 Tết, chị cùng chồng đưa con nhỏ về Hậu Giang. Thay vì đi xe khách, gia đình chị chọn xe gắn máy làm phương tiện. Sau nhiều giờ di chuyển, đến cầu Mỹ Thuận, chị Oanh dừng chân nghỉ ngơi và tranh thủ cho con bú.Nhiều người dựng xe máy sát lề phải cầu, sau đó trèo sang khu vực phần đường dành cho người đi bộ để nghỉ ngơi. Cao điểm có khi lến đến hàng trăm chiếc xe dựng ở đây.Theo quan sát của phóng viên, người về quê ăn Tết bằng xe máy phần đông là thanh niên, đi thành nhóm đông.Vì không gian cầu hẹp, nhiều bạn trẻ trèo sang phần đường dành cho người đi bộ để chụp ảnh. Nhiều người cho biết họ thường từ quê lên TP.HCM bằng xe khách nên hiếm có dịp chạy xe máy ngang cây cầu Mỹ Thuận hoành tráng này.Một thanh niên trèo lên thành cầu để tiện quan sát dòng người từ hướng Tiền Giang đổ về Vĩnh Long. Việc đi xe máy và dừng lại tham quan cầu Mỹ Thuận trong đêm là một trong những trải nghiệm thú vị trong hành trình về quê ăn Tết.Một bạn trẻ tranh thủ mua nem từ người bán hàng rong. Việc buôn bán này không được phép trong những ngày thường và bị lực lượng chức năng nghiêm cấm để đảm bảo an toàn giao thông trên cầu.Nhiều người bán hàng rong cho biết, lực lượng chức năng không cấm đoán việc mua bán của họ nhiều như trước.Những chiếc xe máy chở đồ dùng cồng kềnh dừng lại trên cầu khiến lối di chuyển của dòng xe cộ trở nên chật hẹp hơn.Việc dừng nhiều xe trên cầu gây cản trở nhất định cho hoạt động lưu thông của người dân. Có lúc dòng người di chuyển chậm chạp vì xe cộ quá đông đúc, gây cảnh tắc nghẽn. Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, nằm cách TP.HCM 125 km về hướng Tây Nam. Đây là cầu dây văng và cầu bắc qua sông Mekong đầu tiên ở Việt Nam.
Gần 0h 28 Tết, đôi bạn trẻ đi từ hướng Tiền Giang về Vĩnh Long dừng ở cầu Mỹ Thuận tạo dáng chụp ảnh. Dù đã khuya, vẫn có hàng trăm người đứng ở đây để nghỉ ngơi, trò chuyện. Phần lớn là dân lao động và sinh viên đang học tập, làm việc ở TP.HCM hoặc nhiều tỉnh thành lân cận về quê ăn Tết.
Chị Oanh hiện làm việc tại TP.HCM. Chiều 28 Tết, chị cùng chồng đưa con nhỏ về Hậu Giang. Thay vì đi xe khách, gia đình chị chọn xe gắn máy làm phương tiện. Sau nhiều giờ di chuyển, đến cầu Mỹ Thuận, chị Oanh dừng chân nghỉ ngơi và tranh thủ cho con bú.
Nhiều người dựng xe máy sát lề phải cầu, sau đó trèo sang khu vực phần đường dành cho người đi bộ để nghỉ ngơi. Cao điểm có khi lến đến hàng trăm chiếc xe dựng ở đây.
Theo quan sát của phóng viên, người về quê ăn Tết bằng xe máy phần đông là thanh niên, đi thành nhóm đông.
Vì không gian cầu hẹp, nhiều bạn trẻ trèo sang phần đường dành cho người đi bộ để chụp ảnh. Nhiều người cho biết họ thường từ quê lên TP.HCM bằng xe khách nên hiếm có dịp chạy xe máy ngang cây cầu Mỹ Thuận hoành tráng này.
Một thanh niên trèo lên thành cầu để tiện quan sát dòng người từ hướng Tiền Giang đổ về Vĩnh Long. Việc đi xe máy và dừng lại tham quan cầu Mỹ Thuận trong đêm là một trong những trải nghiệm thú vị trong hành trình về quê ăn Tết.
Một bạn trẻ tranh thủ mua nem từ người bán hàng rong. Việc buôn bán này không được phép trong những ngày thường và bị lực lượng chức năng nghiêm cấm để đảm bảo an toàn giao thông trên cầu.
Nhiều người bán hàng rong cho biết, lực lượng chức năng không cấm đoán việc mua bán của họ nhiều như trước.
Những chiếc xe máy chở đồ dùng cồng kềnh dừng lại trên cầu khiến lối di chuyển của dòng xe cộ trở nên chật hẹp hơn.
Việc dừng nhiều xe trên cầu gây cản trở nhất định cho hoạt động lưu thông của người dân. Có lúc dòng người di chuyển chậm chạp vì xe cộ quá đông đúc, gây cảnh tắc nghẽn. Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, nằm cách TP.HCM 125 km về hướng Tây Nam. Đây là cầu dây văng và cầu bắc qua sông Mekong đầu tiên ở Việt Nam.