Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện được chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600 MW và 1 cảng biển. Được xây dựng nằm ngay quốc lộ 1 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy này bị gió biển đẩy thẳng vào khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm cho cả khu vực.Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, khánh thành vào tháng 9/2019, có vị trí rất gần khu dân cư. Theo nghiên cứu của Liên hiệp Các nhà khoa học quan ngại Mỹ, mỗi năm, một nhà máy điện than trung bình xả ra môi trường nhiều loại khí độc hại, bao gồm 14.100 tấn SO2, 10.300 tấn NO, 500 tấn hạt PM, 77 kg thủy ngân... SO2 tạo ra hạt axit trong không khí, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người."Sau vụ biểu tình năm 2015, Ban giám đốc nhà máy và lãnh đạo đia phương đã cam kết với người dân sẽ sử dụng xe bồn kín để vận chuyển tro, nhưng thực tế hàng ngày vẫn có hàng nghìn chuyến xe ben chở tro, xỉ than được quây chắn sơ sài phát tán khói bụi vào khu dân cư", ông Hoàng Mình Thuận (49 tuổi, thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân) không giấu được sự bức xúc cho biết.Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, hiện bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã cao hàng chục mét,hàng chục triệu tấn tro xỉ than chôn lấp sơ sài. Vị trí bãi xỉ than của nhiệt điện Vĩnh Tân chỉ cách quốc lộ 1 khoảng 1 km và rất gần khu dân cư."Vào ban ngày nhà máy chạy hệ thống lọc tĩnh điện để hạn chế bụi tro, nhưng ban đêm, từ 21-22h trở đi thì họ xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm tiết kiệm chi phí, gây hủy hoại môi trường", ông Hoàng Minh Thuận (49 tuổi, ngụ tại thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân) cho biết.Bằng mắt thường không khó để quan sát khói bao trùm cả một khu vực rộng lớn, bụi mù đặc kín cả bầu trời.Khói thải từ nhiệt điện than có thể phát tán hàng trăm km, tạo bụi mịn.Nhiều người dân sống tại khu vực cạnh nhà máy cho biết dù luôn đóng cửa kín, mỗi ngày họ phải lau chùi nhà cửa nhiều lần mà vẫn không hết bụi. Bụi bám dày dặc trên mái tôn cũng khiến nguồn nước mưa tại đây đục ngầu không sử dụng được. Vào năm 2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã có khuyến cáo người dân gần khu vực bãi xỉ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 không nên dùng nguồn nước ngầm để sinh hoạt.Bên cạnh đó ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước biển cũng là vấn đề báo động. Anh Nguyễn Xá (38 tuổi, ngư dân hành nghề lặn biển) tại xã Vĩnh Tân cho biết tại khu vực miệng xả nước làm mát của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 xuất hiện tình trạng nước đục ngầu, trắng như nước cơm, rất nóng và ngứa. Tàu bè đi qua khu vực này rất khó khăn do dòng nước đổ thẳng ra biển rất mạnh.Anh còn cho biết thêm từ khi dự án nhiệt điện này hoạt động, khu vực bờ biển cạnh nhà máy xuất hiện tình trạng bồi lắng lớp bùn dày qua đầu gối, khiến lượng cá tôm gần bờ ngày một ít. Nhiều ngư dân phải đi lặn hoặc đánh bắt xa bờ rất khó khăn, thậm chí nhiều người phải bỏ đi xứ khác để làm ăn.Vào tháng 6/2018, nhiều hộ nuôi cá nuôi lồng bè trên vùng biển Vĩnh Tân, cách trung tâm Điện lực Vĩnh Tân khoảng 1 km, cho biết có hiện tượng chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) dự báo số ca tử vong do ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than ở Việt Nam sẽ tăng từ gần 5.000 người năm 2011 lên gần 20.000 người vào năm 2030.Vị trí nhiệt điện Vĩnh Tân. Ảnh. Google Maps.
Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện được chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600 MW và 1 cảng biển. Được xây dựng nằm ngay quốc lộ 1 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy này bị gió biển đẩy thẳng vào khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm cho cả khu vực.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, khánh thành vào tháng 9/2019, có vị trí rất gần khu dân cư. Theo nghiên cứu của Liên hiệp Các nhà khoa học quan ngại Mỹ, mỗi năm, một nhà máy điện than trung bình xả ra môi trường nhiều loại khí độc hại, bao gồm 14.100 tấn SO2, 10.300 tấn NO, 500 tấn hạt PM, 77 kg thủy ngân... SO2 tạo ra hạt axit trong không khí, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người.
"Sau vụ biểu tình năm 2015, Ban giám đốc nhà máy và lãnh đạo đia phương đã cam kết với người dân sẽ sử dụng xe bồn kín để vận chuyển tro, nhưng thực tế hàng ngày vẫn có hàng nghìn chuyến xe ben chở tro, xỉ than được quây chắn sơ sài phát tán khói bụi vào khu dân cư", ông Hoàng Mình Thuận (49 tuổi, thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân) không giấu được sự bức xúc cho biết.
Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, hiện bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã cao hàng chục mét,hàng chục triệu tấn tro xỉ than chôn lấp sơ sài. Vị trí bãi xỉ than của nhiệt điện Vĩnh Tân chỉ cách quốc lộ 1 khoảng 1 km và rất gần khu dân cư.
"Vào ban ngày nhà máy chạy hệ thống lọc tĩnh điện để hạn chế bụi tro, nhưng ban đêm, từ 21-22h trở đi thì họ xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm tiết kiệm chi phí, gây hủy hoại môi trường", ông Hoàng Minh Thuận (49 tuổi, ngụ tại thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân) cho biết.
Bằng mắt thường không khó để quan sát khói bao trùm cả một khu vực rộng lớn, bụi mù đặc kín cả bầu trời.
Khói thải từ nhiệt điện than có thể phát tán hàng trăm km, tạo bụi mịn.
Nhiều người dân sống tại khu vực cạnh nhà máy cho biết dù luôn đóng cửa kín, mỗi ngày họ phải lau chùi nhà cửa nhiều lần mà vẫn không hết bụi. Bụi bám dày dặc trên mái tôn cũng khiến nguồn nước mưa tại đây đục ngầu không sử dụng được. Vào năm 2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã có khuyến cáo người dân gần khu vực bãi xỉ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 không nên dùng nguồn nước ngầm để sinh hoạt.
Bên cạnh đó ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước biển cũng là vấn đề báo động. Anh Nguyễn Xá (38 tuổi, ngư dân hành nghề lặn biển) tại xã Vĩnh Tân cho biết tại khu vực miệng xả nước làm mát của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 xuất hiện tình trạng nước đục ngầu, trắng như nước cơm, rất nóng và ngứa. Tàu bè đi qua khu vực này rất khó khăn do dòng nước đổ thẳng ra biển rất mạnh.
Anh còn cho biết thêm từ khi dự án nhiệt điện này hoạt động, khu vực bờ biển cạnh nhà máy xuất hiện tình trạng bồi lắng lớp bùn dày qua đầu gối, khiến lượng cá tôm gần bờ ngày một ít. Nhiều ngư dân phải đi lặn hoặc đánh bắt xa bờ rất khó khăn, thậm chí nhiều người phải bỏ đi xứ khác để làm ăn.
Vào tháng 6/2018, nhiều hộ nuôi cá nuôi lồng bè trên vùng biển Vĩnh Tân, cách trung tâm Điện lực Vĩnh Tân khoảng 1 km, cho biết có hiện tượng chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) dự báo số ca tử vong do ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than ở Việt Nam sẽ tăng từ gần 5.000 người năm 2011 lên gần 20.000 người vào năm 2030.
Vị trí nhiệt điện Vĩnh Tân. Ảnh. Google Maps.