Nghệ nhân Nguyễn Văn Hùng (nghệ nhân gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) người nghiên cứu và chế tác Kỳ linh Kỷ Hợi cho biết: Kỳ linh là sản phẩm mang hình con vật tượng trưng cho năm Hợi (con lợn). Trên lưng mỗi Kỳ linh có khắc 4 chữ "Tích Phúc Vô Cương". Đây là chữ ngự trên ấn Đền Trần nổi tiếng linh thiêng.
“Tích Phúc Vô Cương” là bốn chữ Vua ban với ngụ ý dạy bảo con cháu, bách gia trăm họ rèn luyện nhân tâm để được hưởng nhân quả lâu dài, đời đời hưởng phúc" - nghệ nhân Hùng nói.
|
Hình ảnh chú lợn đất ngộ nghĩnh với 4 chữ "Tích phúc vô cương" khiến nhiều người thích thú. |
Ông Vương Thế Cường (nghệ nhân làng gốm Bát Tràng) người cùng nghiên cứu và chế tác Kỳ linh Kỷ Hợi cho biết thêm: Sản phẩm là tinh hoa của sự kết hợp giữa các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng và làng dát vàng Kiêu Kỵ, được chế tác hoàn toàn thủ công qua rất nhiều công đoạn cực kỳ tinh xảo, thuận theo năm yếu tố ngũ hành bản mệnh “Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ”. Thời gian chế tác cũng mất vài tháng.
Ông Hùng cho biết, để chế tác ra những chú lợn đất có hồn đó cũng phải mất rất nhiều công phu. Sau khi có ý tưởng sản phẩm, chúng tôi phải lên phương án, định hình, lên cốt, tạo hình, đổ khuôn, dát vàng…
Khâu dát vàng sẽ làm nổi bật những chú heo đất. Sản phẩm nghệ nhân giỏi của làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ thực hiện. Do đó, mỗi đường nét cực kỳ tỷ mẩn, sắc nét và sống động. Đặc biệt, mỗi sản phẩm sống động đến mức khi nhìn vào sản phẩm vô tri vô giác mà người ta cảm nhận được sắc thái khoan thai, hỷ lạc.
Đặc biệt, trong phiên bản đặc biệt còn dùng dòng men hoàng kim. Do đó phải chọn nguyên liệu để luyện gốm cực kỳ cẩn trọng.
Đất sét trắng được chọn từ vùng nguyên liệu tốt nhất ở Chí Linh (Hải Dương) và vùng đất linh thiêng của Đền Trần.
Theo ông Hùng, ông có nghiên cứu về bí quyết bài men có sẵn từ thời nhà Lý (Hoàng Thổ). Điểm đặc biệt để luyện ra lớp men này là phải sử dụng sa thạch và nguyên liệu than đặc biệt. Bên cạnh đó cần có khoảng 30 hợp chất khác để tạo ra lớp men đặc biệt.
|
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hùng. |
Ông Hùng cho biết thêm, nguyên liệu chính của dòng men Hoàng Kim là loại quặng sắt có độ cứng 1-4, cấu tạo khối đặc. Nó là kết quả của phong hoá học của các hợp chất tinh túy từ thiên nhiên, trong đó thành phần chủ yếu là sắt III oxit. Nguyên liệu này được dân gian gọi Thổ Hoàng (vua của các loài đất). Trong Thổ Hoàng có chứa các loại chất tạo màu được dùng từ thời tiền sử, chủ yếu trong việc xây dựng cung tẩm, vương gia. Màu chủ đạo của tác phẩm gốm được làm ra từ loại men Hoàng Kim có màu vàng, đỏ, nâu.
|
Chú heo đất được làm từ men hoàng kim màu nâu, có chữ tích phúc vô cương dát vàng. |
Dòng men này có màu sắc và âm thanh của kim loại. Đặc biệt khi dùng tay gõ vào chú lợn đất sẽ phát tiếng vang như âm vang của sắt. Đặc biệt sản phẩm này còn có độ bền vĩnh cửu.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đánh giá cao về bộ sưu tập Kỳ Linh Kỷ Hợi này, ông cho biết: “Sứ thì rất nhiều nơi trên thế giới cũng có, nhưng gốm thì rất ít, chính về thế gốm của Việt Nam rất là đặc biệt, còn hình tượng con lợn đất đã gắn liền với rất nhiều thế hệ ông cha ta”.
|
Được biết, đây là sản phẩm thuộc dự án Kỳ Linh Kỷ Hợi của Tập đoàn 1102 - Tâm Linh Việt. |
Bản thân ông cũng đánh giá cao về bộ sưu tập này: “Qua tác phẩm Kỳ Linh Kỷ Hợi 2019, tôi mong muốn mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ mang lại cho chúng ta cảm xúc không chỉ về mặt mỹ thuật thuần túy, mà điều quan trọng đó là mang đến nguồn lực cho những nghệ nhân của các làng nghề và làm phong phú đời sống của xã hội chúng ta”.