Từ sáng sớm ngày 8/2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), nhiều người dân Thủ đô Hà Nội đã mang cá chép ra sông, hồ để thả tiễn ông Công ông Táo về trời.Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay lên trời để bẩm báo Ngọc Hoàng một năm ở dưới Hạ giới, nên việc phóng sinh cá chép vào ngày này được xem là một nghi lễ không thể bỏ qua.Tại khu vực hồ Tây (Hà Nội), chị Nguyễn Tuyết Lê (ở Tạ Hiện, Hà Nội) mang cá chép đến thả từ rất sớm. Chị Lê cho biết: "Tôi vẫn sinh sống cùng bố mẹ, năm nào cũng được bố mẹ giao cho đi phóng sinh cá chép để tiễn ông Công ông Táo lên trời, với ước mong sang năm mới có được sức khỏe thật tốt cho cả nhà là được rồi".Tại TPHCM, ghi nhận của Kiến Thức dọc đường Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TP.HCM), kênh Tàu Hũ - Bến Nghé (dọc tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt) trong buổi sáng này đã có rất đông người tới thả cá chép, nhiều người tranh thủ trên đường đi làm ghé thả cá .Cả gia đình thành tâm trong lễ thả cá tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.Tại dọc bến Bạch Đằng (quận 1), kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (giáp quận 4 và quận 1), rất đông người dân mang cá chép ra phóng sinh.Trong buổi sáng nay, đã có hàng trăm người đến phóng sinh với số lượng cá được thả lên đến hàng nghìn con các loại. Nhiều phụ huynh đã dẫn con, em theo để các bé tự tay thả cá xuống sông.Cá chép tấp nập “về trời” ngày 23 tháng chạp ở TP.HCMCá tung tăng bơi lội dưới dòng kênh nước xanh ngắt.Như mọi năm, để hạn chế tình trạng thả túi nilon cùng cá xuống sông, các học sinh, sinh viên tình nguyện đã bố trí sẵn tại nhiều điểm người dân hay tới thả cá để vận động mọi người giữ vệ sinh môi trường, cũng như thu gom rác thải.Một sinh viên tình nguyện mang theo thông điệp "thả cá đừng thả túi nilon" ở cầu Long Biên.Cá chép được đi "thang máy" xuống sông Hồng.Thế nhưng, vẫn có những hình ảnh không đẹp trong ngày ông Công ông Táo năm nay. Dẫu cho các tình nguyện viên nỗ lực nhắc nhở, nhưng một số người dân vẫn không hợp tác, nhất định thả cá thả luôn cả bàn thờ, tàn tro xuống sông.Một số người dân khác không ngần ngại ném luôn cả bàn thờ xuống khu vực chân cầu Long Biên tiễn ông Công ông Táo.Bàn thờ cùng với tàn hương đen xì bị vứt xuống sông Hồng.Nhiều bàn thờ bị ném xuống dưới chân cầu Long Biên, nhìn những cảnh tượng vô cùng ngán ngẩm đến cả ông Công ông Táo cũng "khiếp vía".Tàn hương, chân hương, rác thải vẫn bị mắc dưới các khe chân cầu Long Biên vô cùng nhếch nhác.Các tình nguyện viên phải xuống tận dưới chân cầu Long Biên để thu gom rác thải vào một chỗ.Quan niệm của người Việt Nam, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên nhìn những hình ảnh trong ngày thả cá chép như thế này thì vô cùng xấu xí.
Từ sáng sớm ngày 8/2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), nhiều người dân Thủ đô Hà Nội đã mang cá chép ra sông, hồ để thả tiễn ông Công ông Táo về trời.
Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay lên trời để bẩm báo Ngọc Hoàng một năm ở dưới Hạ giới, nên việc phóng sinh cá chép vào ngày này được xem là một nghi lễ không thể bỏ qua.
Tại khu vực hồ Tây (Hà Nội), chị Nguyễn Tuyết Lê (ở Tạ Hiện, Hà Nội) mang cá chép đến thả từ rất sớm. Chị Lê cho biết: "Tôi vẫn sinh sống cùng bố mẹ, năm nào cũng được bố mẹ giao cho đi phóng sinh cá chép để tiễn ông Công ông Táo lên trời, với ước mong sang năm mới có được sức khỏe thật tốt cho cả nhà là được rồi".
Tại TPHCM, ghi nhận của Kiến Thức dọc đường Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TP.HCM), kênh Tàu Hũ - Bến Nghé (dọc tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt) trong buổi sáng này đã có rất đông người tới thả cá chép, nhiều người tranh thủ trên đường đi làm ghé thả cá .
Cả gia đình thành tâm trong lễ thả cá tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tại dọc bến Bạch Đằng (quận 1), kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (giáp quận 4 và quận 1), rất đông người dân mang cá chép ra phóng sinh.
Trong buổi sáng nay, đã có hàng trăm người đến phóng sinh với số lượng cá được thả lên đến hàng nghìn con các loại. Nhiều phụ huynh đã dẫn con, em theo để các bé tự tay thả cá xuống sông.
Cá chép tấp nập “về trời” ngày 23 tháng chạp ở TP.HCM
Cá tung tăng bơi lội dưới dòng kênh nước xanh ngắt.
Như mọi năm, để hạn chế tình trạng thả túi nilon cùng cá xuống sông, các học sinh, sinh viên tình nguyện đã bố trí sẵn tại nhiều điểm người dân hay tới thả cá để vận động mọi người giữ vệ sinh môi trường, cũng như thu gom rác thải.
Một sinh viên tình nguyện mang theo thông điệp "thả cá đừng thả túi nilon" ở cầu Long Biên.
Cá chép được đi "thang máy" xuống sông Hồng.
Thế nhưng, vẫn có những hình ảnh không đẹp trong ngày ông Công ông Táo năm nay. Dẫu cho các tình nguyện viên nỗ lực nhắc nhở, nhưng một số người dân vẫn không hợp tác, nhất định thả cá thả luôn cả bàn thờ, tàn tro xuống sông.
Một số người dân khác không ngần ngại ném luôn cả bàn thờ xuống khu vực chân cầu Long Biên tiễn ông Công ông Táo.
Bàn thờ cùng với tàn hương đen xì bị vứt xuống sông Hồng.
Nhiều bàn thờ bị ném xuống dưới chân cầu Long Biên, nhìn những cảnh tượng vô cùng ngán ngẩm đến cả ông Công ông Táo cũng "khiếp vía".
Tàn hương, chân hương, rác thải vẫn bị mắc dưới các khe chân cầu Long Biên vô cùng nhếch nhác.
Các tình nguyện viên phải xuống tận dưới chân cầu Long Biên để thu gom rác thải vào một chỗ.
Quan niệm của người Việt Nam, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên nhìn những hình ảnh trong ngày thả cá chép như thế này thì vô cùng xấu xí.