Ngân hàng cảnh báo mã độc chiếm đoạt tài khoản ngân hàng trên smartphone

Google News

Mã độc Fakecall sẽ xâm nhập vào thiết bị smartphone để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dùng thông qua các hình thức như tin nhắn, ứng dụng giả, email...

Ngân hàng Kienlong Bank vừa phát đi thông báo đến các khách hàng cảnh giác với chiêu thức lừa đảo mới trên thiết bị di động. Nhà băng này nêu một số thủ đoạn lừa đảo qua thiết bị di động xuất hiện trong thời gian vừa qua.
Một là giả mạo cuộc gọi từ ngân hàng: Kẻ xấu giả mạo số điện thoại của ngân hàng và gọi cho người dùng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP để xác nhận giao dịch. Người dùng có khả năng bị lừa nếu không kiểm tra kỹ số điện thoại gọi đến.
Hai là tạo tin nhắn giả mạo: Gửi tin nhắn SMS giả mạo từ ngân hàng với nội dung yêu cầu người dùng nhấp vào liên kết để xác nhận thông tin tài khoản hoặc nhận thưởng.
Ngan hang canh bao ma doc chiem doat tai khoan ngan hang tren smartphone
Ảnh minh hoạ/ Nguồn vneconomy.vn
Ba là tạo ứng dụng giả mạo: Theo đó, kẻ gian tạo ra các ứng dụng giả mạo giống như ứng dụng ngân hàng chính thức và khuyến khích người dùng tải về.
Bốn là Email giả mạo: Đối tượng sẽ gửi email giả mạo từ ngân hàng với nội dung khẩn cấp yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc đăng nhập vào tài khoản qua một liên kết.
Năm là xuất hiện mã độc Fakecall: Đây là một loại mã độc có khả năng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dùng thiết bị Android. Thông qua các hình thức như tin nhắn, ứng dụng giả, email... mã độc Fakecall sẽ xâm nhập vào thiết bị từ đó tự động giả mạo các cuộc gọi và đánh cắp toàn bộ dữ liệu cá nhân trên tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng này khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, ngay cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng. Phía ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản cũng như mật khẩu dưới bất kỳ hình thức nào.
Khách hàng không tải và sử dụng các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phiên bản bẻ khóa (crack) được đăng tải trên Internet. Khách hàng cần thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật cho thiết bị để đảm bảo an toàn.
Khi có nghi ngờ thiết bị của mình bị kẻ gian xâm nhập, khách hàng lập tức tắt nguồn thiết bị, nhanh chóng liên hệ ngân hàng để tạm đóng các tài khoản của mình đồng thời đến cơ quan công an để được hỗ trợ khi thấy cần thiết.
Trước thực tế lừa đảo công nghệ ngày càng tinh vi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng giao dịch tài chính an toàn. Kịp thời khuyến cáo, cảnh báo rủi ro trên các kênh thông tin liên quan nhằm giúp khách hàng nâng cao nhận thức về rủi ro, cảnh giác trước những thủ đoạn tội phạm mới và thực hiện giao dịch tài chính an toàn, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của khách hàng.
Cùng đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên để nắm bắt, cập nhật các phương thức, thủ đoạn tội phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng giao dịch tài chính an toàn. Tích cực nghiên cứu biện pháp phòng, chống các phương thức, thủ đoạn tội phạm có thể xảy ra để định hướng, hỗ trợ các ngân hàng thành viên triển khai thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ cho rằng, bên cạnh hoạt động cảnh báo, khuyến cáo của cơ quan quản lý thì người dùng phải hết sức cảnh giác...
>>> Mời độc giả xem thêm video Người phụ nữ suýt mất 700 triệu đồng cho đối tượng xưng công an lừa đảo:
 
Bình Nguyên (t/h)

>> xem thêm

Bình luận(0)