Thượng úy Đinh Văn Dương - chiến sĩ sống sót vụ trực thăng rơi - là một trong 21 chiến sĩ có mặt trên chiếc trực thăng Mi-171, rơi tại thôn Hòa Lạc (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) ngày 7/7/2014. Là người duy nhất sống sót, thượng úy Dương mất đi đôi chân, hai bàn tay, khuôn mặt biến dạng hoàn toàn, thị lực giảm và sức khỏe suy yếu.Trải qua 29 tháng điều trị tại Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác với 24 cuộc phẫu thuật, thượng úy Dương đã chiến thắng tử thần, trở lại cuộc sống. Suốt thời gian đó, 2 người con Hải Yến (6 tuổi) và Hải Anh (2 tuổi) chính là nguồn động lực giúp anh có niềm tin vào cuộc sống, khao khát khỏe mạnh để trở về với tổ ấm nhỏ.Anh Dương xuất ngũ tháng 9 và ra viện vào giữa tháng 12 năm nay. Trở về cuộc sống đời thường, anh sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng để kết nối với bên ngoài. Để có thể làm những việc tưởng chừng đơn giản như ngồi, đọc báo, lướt web, uống trà,… anh Dương phải trải qua quá trình tập luyện phục hồi chức năng gian khó với sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Người thương binh bày tỏ anh không muốn được mọi người tung hô hay nói quá lên về sự sống sót và quá trình điều trị, tập luyện để trở về cuộc sống bình thường của mình. Với anh, được sống và trở về bên gia đình là một điều may mắn, kỳ diệu. Nhưng bên cạnh sự may mắn của anh là nỗi đau của gia đình những đồng đội đã hy sinh khi họ mãi mãi không trở về."Tôi may mắn hơn các đồng đội... Giờ tôi chỉ mong sống cuộc đời thương binh bình lặng, được nhìn thấy mọi người trong gia đình khỏe mạnh, các con lớn lên là hạnh phúc lắm rồi", anh trầm ngâm. Những trăn trở về 20 chiến sĩ đã hy sinh khiến anh Dương ấp ủ ước nguyện xây dựng nhà tưởng niệm cho đồng đội tại chính địa điểm trực thăng rơi. Tuy nhiên, sức khỏe và kinh phí là nỗi lo lớn của người thương binh trong quá trình hiện thực hóa nguyện ước của mình.
Thượng úy Đinh Văn Dương - chiến sĩ sống sót vụ trực thăng rơi - là một trong 21 chiến sĩ có mặt trên chiếc trực thăng Mi-171, rơi tại thôn Hòa Lạc (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) ngày 7/7/2014. Là người duy nhất sống sót, thượng úy Dương mất đi đôi chân, hai bàn tay, khuôn mặt biến dạng hoàn toàn, thị lực giảm và sức khỏe suy yếu.
Trải qua 29 tháng điều trị tại Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác với 24 cuộc phẫu thuật, thượng úy Dương đã chiến thắng tử thần, trở lại cuộc sống. Suốt thời gian đó, 2 người con Hải Yến (6 tuổi) và Hải Anh (2 tuổi) chính là nguồn động lực giúp anh có niềm tin vào cuộc sống, khao khát khỏe mạnh để trở về với tổ ấm nhỏ.
Anh Dương xuất ngũ tháng 9 và ra viện vào giữa tháng 12 năm nay. Trở về cuộc sống đời thường, anh sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng để kết nối với bên ngoài. Để có thể làm những việc tưởng chừng đơn giản như ngồi, đọc báo, lướt web, uống trà,… anh Dương phải trải qua quá trình tập luyện phục hồi chức năng gian khó với sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Người thương binh bày tỏ anh không muốn được mọi người tung hô hay nói quá lên về sự sống sót và quá trình điều trị, tập luyện để trở về cuộc sống bình thường của mình. Với anh, được sống và trở về bên gia đình là một điều may mắn, kỳ diệu. Nhưng bên cạnh sự may mắn của anh là nỗi đau của gia đình những đồng đội đã hy sinh khi họ mãi mãi không trở về.
"Tôi may mắn hơn các đồng đội... Giờ tôi chỉ mong sống cuộc đời thương binh bình lặng, được nhìn thấy mọi người trong gia đình khỏe mạnh, các con lớn lên là hạnh phúc lắm rồi", anh trầm ngâm.
Những trăn trở về 20 chiến sĩ đã hy sinh khiến anh Dương ấp ủ ước nguyện xây dựng nhà tưởng niệm cho đồng đội tại chính địa điểm trực thăng rơi. Tuy nhiên, sức khỏe và kinh phí là nỗi lo lớn của người thương binh trong quá trình hiện thực hóa nguyện ước của mình.