Bí ẩn và khó đoán, những con mèo là thú cưng được ưa chuộng và phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng có vai trò khác nhau trong các nền văn hoá. Nhiều nơi coi chúng là biểu tượng của điều gì đó màu nhiệm và thuộc về thế giới khác. Nhiều người tin chúng mang lại may mắn. Ảnh: Culture-shokku.So với chó, mèo trở thành vật nuôi muộn hơn nhiều. Người và chó có mối quan hệ mật thiết từ 35 triệu năm trước, nhưng mối quan hệ với mèo chỉ mới hình thành từ 9.500 năm trước. Một số cho rằng người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên nuôi mèo làm thú cưng, khoảng từ năm 3.000 trước Công nguyên. Ảnh: Livescience.Người Ai Cập yêu thích tính cách, ngưỡng mộ khả năng bảo vệ họ khỏi chuột và rắn của chúng. Như đối với nhiều động vật khác, họ bắt đầu tôn thờ mèo. Nữ thần Bastet, biểu tượng cho vẻ đẹp và sự sinh sôi, có đầu mèo. Bastet là một nữ thần bí ẩn, tượng trưng mặt trời và mặt trăng, cũng như ánh sáng và sự ấm áp. Người Ai Cập cổ đại thậm chí còn tổ chức quốc tang cho mèo khi chúng chết, thực hiện những nghi lễ tương tự như khi Pharaoh qua đời. Ảnh: Mythopedia.Người Hy Lạp cổ đại yêu thích mèo Ai Cập và đã đánh cắp 6 đôi để mang về nuôi. Khi những lứa mèo con đầu tiên ra đời, mèo bắt đầu được yêu thích khắp quốc gia này. Ban đầu, mèo đối với họ là món quà sang trọng cho kỹ nữ cao cấp hơn là thú cưng. Họ bắt đầu bán chúng cho người La Mã, Gall và Celt. Mèo nhanh chóng nhân rộng ra khắp Địa Trung Hải. Ảnh: WHE.Ở Trung Quốc, người ta trao đổi mèo lấy lụa tốt. Sự duyên dáng và khả năng săn bắt khiến chúng được yêu thích. Mèo sớm trở thành biểu tượng của tình yêu, hoà bình, thanh bình và may mắn. Thời hiện đại, mèo là thú cưng và vẫn được nhiều người coi là biểu tượng may mắn, một cách để đuổi tà. Ảnh: Boehringer-ingelheim.Tại Nhật Bản, mèo xuất hiện từ khoảng năm 999, khi một Nhật hoàng nhận được một con mèo là quà sinh nhật 13 tuổi. Trong khi người Nhật tin mèo có thể mang đến tài lộc, họ cũng tin rằng hình dạng đuôi của chúng là biểu tượng của quỷ dữ. Mèo cũng được gắn với sự duyên dáng và thanh lịch của phụ nữ. Quốc gia này đã thông qua luật cấm thương mại hoá và nhốt mèo. Ảnh: Smithsonian.Người Ấn Độ coi mèo là loài gắn liền với nữ thần sinh nở, Shashthi, người thường xuyên được mô tả với gương mặt mèo. Họ làm các tượng mèo nhỏ, dùng chúng làm đèn hoặc để xua đuổi các loài gặm nhấm. Ảnh: Indianpets.Người theo đạo Phật cho rằng chúng có thể xua đuổi tà ma, và ngưỡng mộ chúng vì bản tính trầm lặng. Tuy nhiên, họ không coi mèo là loài vật thiêng liêng. Ảnh: Distilled.
Bí ẩn và khó đoán, những con mèo là thú cưng được ưa chuộng và phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng có vai trò khác nhau trong các nền văn hoá. Nhiều nơi coi chúng là biểu tượng của điều gì đó màu nhiệm và thuộc về thế giới khác. Nhiều người tin chúng mang lại may mắn. Ảnh: Culture-shokku.
So với chó, mèo trở thành vật nuôi muộn hơn nhiều. Người và chó có mối quan hệ mật thiết từ 35 triệu năm trước, nhưng mối quan hệ với mèo chỉ mới hình thành từ 9.500 năm trước. Một số cho rằng người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên nuôi mèo làm thú cưng, khoảng từ năm 3.000 trước Công nguyên. Ảnh: Livescience.
Người Ai Cập yêu thích tính cách, ngưỡng mộ khả năng bảo vệ họ khỏi chuột và rắn của chúng. Như đối với nhiều động vật khác, họ bắt đầu tôn thờ mèo. Nữ thần Bastet, biểu tượng cho vẻ đẹp và sự sinh sôi, có đầu mèo. Bastet là một nữ thần bí ẩn, tượng trưng mặt trời và mặt trăng, cũng như ánh sáng và sự ấm áp. Người Ai Cập cổ đại thậm chí còn tổ chức quốc tang cho mèo khi chúng chết, thực hiện những nghi lễ tương tự như khi Pharaoh qua đời. Ảnh: Mythopedia.
Người Hy Lạp cổ đại yêu thích mèo Ai Cập và đã đánh cắp 6 đôi để mang về nuôi. Khi những lứa mèo con đầu tiên ra đời, mèo bắt đầu được yêu thích khắp quốc gia này. Ban đầu, mèo đối với họ là món quà sang trọng cho kỹ nữ cao cấp hơn là thú cưng. Họ bắt đầu bán chúng cho người La Mã, Gall và Celt. Mèo nhanh chóng nhân rộng ra khắp Địa Trung Hải. Ảnh: WHE.
Ở Trung Quốc, người ta trao đổi mèo lấy lụa tốt. Sự duyên dáng và khả năng săn bắt khiến chúng được yêu thích. Mèo sớm trở thành biểu tượng của tình yêu, hoà bình, thanh bình và may mắn. Thời hiện đại, mèo là thú cưng và vẫn được nhiều người coi là biểu tượng may mắn, một cách để đuổi tà. Ảnh: Boehringer-ingelheim.
Tại Nhật Bản, mèo xuất hiện từ khoảng năm 999, khi một Nhật hoàng nhận được một con mèo là quà sinh nhật 13 tuổi. Trong khi người Nhật tin mèo có thể mang đến tài lộc, họ cũng tin rằng hình dạng đuôi của chúng là biểu tượng của quỷ dữ. Mèo cũng được gắn với sự duyên dáng và thanh lịch của phụ nữ. Quốc gia này đã thông qua luật cấm thương mại hoá và nhốt mèo. Ảnh: Smithsonian.
Người Ấn Độ coi mèo là loài gắn liền với nữ thần sinh nở, Shashthi, người thường xuyên được mô tả với gương mặt mèo. Họ làm các tượng mèo nhỏ, dùng chúng làm đèn hoặc để xua đuổi các loài gặm nhấm. Ảnh: Indianpets.
Người theo đạo Phật cho rằng chúng có thể xua đuổi tà ma, và ngưỡng mộ chúng vì bản tính trầm lặng. Tuy nhiên, họ không coi mèo là loài vật thiêng liêng. Ảnh: Distilled.