Trong năm 2023, tại Hà Nội, các lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 43.000 xe vi phạm giao thông. Các bãi giữ xe tang vật ngày càng trở nên quá tải do đương sự không chịu đến để giải quyết, lấy lại phương tiện.Nhiều trường hợp bỏ luôn xe vì số tiền phạt, phí giữ cao hơn giá trị xe. Xe tại các bãi bị xuống cấp, hư hỏng, bị bỏ bê chẳng khác gì bãi phế liệu.Bãi xe của Công ty TNHH Hà Cầu - Thăng Long (Hà Đông - Hà Nội), đơn vị ký hợp đồng trông giữ xe vi phạm, xe tang vật với công an một số quận, đội cảnh sát giao thông và tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội, hoạt động hơn 20 năm nay. Tại đây đang trông giữ khoảng 3.000 xe máy và 20 ô tô của người vi phạm an toàn giao thông.Hàng nghìn phương tiện chủ yếu là xe máy được tập kết, chất đống.Các phương tiện thuộc nhiều chủng loại, từ xe máy điện đến xe tay ga cũ, mới, thậm chí có những chiếc xe mô tô giá trị cao thuộc dòng phân khối lớn cũng được bỏ lại trong suốt thời gian dài.Phần lớn các loại xe ở đây đều đã xuống cấp và hoen gỉ. Không ít phương tiện bị tạm giữ do chủ điều khiển bị xử lý vì vi phạm nồng độ cồn.Phương tiện bị bỏ lại, xếp chồng lên nhau gây lãng phí, cỏ dại mọc um tùm.Có những xe đã "nằm" bãi 2-3 năm, thậm chí có xe hơn 10 năm mà không thể thanh lý được. Giờ đây chúng đã biến thành những đống sắt hoen gỉ.Hàng trăm chiếc xe để san sát không còn chỗ trống, gây lãng phí vô cùng.Theo quan sát của PV, trong một buổi sáng chỉ lác đác vài ba người đến làm thủ tục lấy phương tiện ra.Ông Nguyễn Văn Miềng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hà Cầu - Thăng Long cho biết, sở dĩ bãi trông giữ xe vi phạm an toàn giao thông ngày càng quá tải là do mức phạt quá cao, chất lượng xe lại kém nên mức độ phạt tương đương với giá trị xe, thậm chí còn cao hơn nên người vi phạm bỏ lại, không đến lấy.“Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều với các cơ quan chức năng, Phòng CSGT, công an quận để tạo điều kiện thanh lý số xe để lâu càng nhanh càng tốt, đỡ lãng phí tiền của người dân cũng như tiền của nhà nước, tuy nhiên, thủ tục thanh lý rất rườm rà, mất nhiều thời gian, cho nên một số lượng lớn xe máy phải để ra ngoài trời, “đội” mưa nắng, xuống cấp và hỏng hóc rất nhanh”, ông Nguyễn Văn Miềng nói.Cũng theo ông Miềng, hiện có những xe 2-3 năm mới thanh lý được, mặt bằng có hạn nên rất chật chội. Nhiều khu vực phải xếp thành 2 tầng, bãi để xe quá tải nghiêm trọng, phải thuê thêm một số điểm khác ở ngoài để giữ phương tiện. Thế nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí để thuê bến bãi và người trông giữ phương tiện.Số lượng phương tiện quá lớn gây lãng phí vì để phơi mưa, phơi nắng nhiều năm, không ít xe đã bị hư hỏng nặng, tập kết thành các bãi phế liệu lớn, chất đống ngổn ngang gần khu dân cư gây mất mỹ quan đô thị.Theo quy định pháp luật hiện hành, thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày. Từ ngày 1/5/2020, Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực quy định, nếu người vi phạm không đến giải quyết, đơn vị tạm giữ phương tiện sẽ tiến hành các thủ tục xác minh để tìm chủ sở hữu. Cụ thể, trong ba ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ xe vi phạm hành chính, nếu người vi phạm không đến nhận, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở trong 30 ngày. Sau đó, cảnh sát sẽ tịch thu xe vi phạm bán đấu giá.
Trong năm 2023, tại Hà Nội, các lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 43.000 xe vi phạm giao thông. Các bãi giữ xe tang vật ngày càng trở nên quá tải do đương sự không chịu đến để giải quyết, lấy lại phương tiện.
Nhiều trường hợp bỏ luôn xe vì số tiền phạt, phí giữ cao hơn giá trị xe. Xe tại các bãi bị xuống cấp, hư hỏng, bị bỏ bê chẳng khác gì bãi phế liệu.
Bãi xe của Công ty TNHH Hà Cầu - Thăng Long (Hà Đông - Hà Nội), đơn vị ký hợp đồng trông giữ xe vi phạm, xe tang vật với công an một số quận, đội cảnh sát giao thông và tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội, hoạt động hơn 20 năm nay. Tại đây đang trông giữ khoảng 3.000 xe máy và 20 ô tô của người vi phạm an toàn giao thông.
Hàng nghìn phương tiện chủ yếu là xe máy được tập kết, chất đống.
Các phương tiện thuộc nhiều chủng loại, từ xe máy điện đến xe tay ga cũ, mới, thậm chí có những chiếc xe mô tô giá trị cao thuộc dòng phân khối lớn cũng được bỏ lại trong suốt thời gian dài.
Phần lớn các loại xe ở đây đều đã xuống cấp và hoen gỉ. Không ít phương tiện bị tạm giữ do chủ điều khiển bị xử lý vì vi phạm nồng độ cồn.
Phương tiện bị bỏ lại, xếp chồng lên nhau gây lãng phí, cỏ dại mọc um tùm.
Có những xe đã "nằm" bãi 2-3 năm, thậm chí có xe hơn 10 năm mà không thể thanh lý được. Giờ đây chúng đã biến thành những đống sắt hoen gỉ.
Hàng trăm chiếc xe để san sát không còn chỗ trống, gây lãng phí vô cùng.
Theo quan sát của PV, trong một buổi sáng chỉ lác đác vài ba người đến làm thủ tục lấy phương tiện ra.
Ông Nguyễn Văn Miềng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hà Cầu - Thăng Long cho biết, sở dĩ bãi trông giữ xe vi phạm an toàn giao thông ngày càng quá tải là do mức phạt quá cao, chất lượng xe lại kém nên mức độ phạt tương đương với giá trị xe, thậm chí còn cao hơn nên người vi phạm bỏ lại, không đến lấy.
“Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều với các cơ quan chức năng, Phòng CSGT, công an quận để tạo điều kiện thanh lý số xe để lâu càng nhanh càng tốt, đỡ lãng phí tiền của người dân cũng như tiền của nhà nước, tuy nhiên, thủ tục thanh lý rất rườm rà, mất nhiều thời gian, cho nên một số lượng lớn xe máy phải để ra ngoài trời, “đội” mưa nắng, xuống cấp và hỏng hóc rất nhanh”, ông Nguyễn Văn Miềng nói.
Cũng theo ông Miềng, hiện có những xe 2-3 năm mới thanh lý được, mặt bằng có hạn nên rất chật chội. Nhiều khu vực phải xếp thành 2 tầng, bãi để xe quá tải nghiêm trọng, phải thuê thêm một số điểm khác ở ngoài để giữ phương tiện. Thế nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí để thuê bến bãi và người trông giữ phương tiện.
Số lượng phương tiện quá lớn gây lãng phí vì để phơi mưa, phơi nắng nhiều năm, không ít xe đã bị hư hỏng nặng, tập kết thành các bãi phế liệu lớn, chất đống ngổn ngang gần khu dân cư gây mất mỹ quan đô thị.
Theo quy định pháp luật hiện hành, thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày. Từ ngày 1/5/2020, Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực quy định, nếu người vi phạm không đến giải quyết, đơn vị tạm giữ phương tiện sẽ tiến hành các thủ tục xác minh để tìm chủ sở hữu. Cụ thể, trong ba ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ xe vi phạm hành chính, nếu người vi phạm không đến nhận, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở trong 30 ngày. Sau đó, cảnh sát sẽ tịch thu xe vi phạm bán đấu giá.