Những hình ảnh này, được đưa ra tại Triển lãm dự án khảo cứu Giáo dục Mới và những nhà tiên phong diễn ra tại TP.HCM, do tổ chức phi lợi nhuận The Caterpies thực hiện.Theo dự án này từ năm 1940, lớp mẫu giáo thực nghiệm đầu tiên tại Hà Nội ra đời ứng dụng phương pháp Montessori với thành phần giáo viên ban đầu xuất thân từ Hội hướng đạo sinh.Lớp học do vợ chồng họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, Nguyễn Thị Khang làm chủ, với sự hỗ trợ tài chính của ông Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn dầu, thương gia hàng đầu Việt Nam thời Pháp thuộc.Theo phương pháp giáo dục Montessori, mỗi đứa trẻ là cá thể riêng biệt cần được tôn trọng để phát triển tùy theo khả năng của mình, được tự do, tự lập lựa chọn hoạt động học tập.Tiếp đó năm 1946, Trường mẫu giáo Bách Thảo- trường mẫu giáo tư thục đầu tiên được thành lập bởi vợ chồng Lê Thị Tuất – Nguyễn Phước Vĩnh Bang.Trường được truyền cảm hứng bởi giáo dục mới, áp dụng các phương pháp của Montessori, Decroly và Froebel."Nhà trường nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những trẻ ốm yếu, những trẻ sạch sẽ, nhanh nhẹn, thông minh cũng như những trẻ em đầy di truyền tai hại, những trẻ đã chịu cả cuộc đời khổ sở, mất cả lòng tin. Nhưng bất luận trẻ nào nhà trường cũng sẽ cố gắng làm cho trẻ tập cuộc sống hợp đoàn, cố hiểu để trọng luật chung, chú ý đến công việc, gắng sức làm cho khéo, đẹp với tất cả thông minh, nhẫn nại bền bỉ và vui vẻ"- mục tiêu giáo dục của ông Vĩnh Bang đưa ra lúc đó.Năm 1948, Vĩnh Bang đến Thụy Sỹ để theo học tâm lý giáo dục. Sau đó, ông trở thành “cánh tay phải” của Jean Piaget và được công nhận là một trong những nhà tâm lý học sư phạm quan trong nhất của Đại học Genève trong nhiều thập niên.Ông Vĩnh Bang là một học giả gốc Việt hiếm hoi trong lĩnh vực tâm lý học sư phạm được sự công nhận và kính trọng của cộng đồng học thuật quốc tế, và hơn thế nữa, là một người đã đặt những nền móng đầu tiên cho giáo dụcNhững hình ảnh về lớp mẫu giáo đầu tiên theo hướng hiện đại cách đây hơn 70 năm ở Hà Nội trong giờ học và giở vui chơi do gia đình ông Vĩnh Bang cung cấp.Những bức ảnh là tư liệu vô cùng quý hiếm.Khu vui chơi sạch sẽ, quy củ.Các học sinh hào hứng với trò chơi ngoài trời.
Những hình ảnh này, được đưa ra tại Triển lãm dự án khảo cứu Giáo dục Mới và những nhà tiên phong diễn ra tại TP.HCM, do tổ chức phi lợi nhuận The Caterpies thực hiện.
Theo dự án này từ năm 1940, lớp mẫu giáo thực nghiệm đầu tiên tại Hà Nội ra đời ứng dụng phương pháp Montessori với thành phần giáo viên ban đầu xuất thân từ Hội hướng đạo sinh.
Lớp học do vợ chồng họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, Nguyễn Thị Khang làm chủ, với sự hỗ trợ tài chính của ông Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn dầu, thương gia hàng đầu Việt Nam thời Pháp thuộc.
Theo phương pháp giáo dục Montessori, mỗi đứa trẻ là cá thể riêng biệt cần được tôn trọng để phát triển tùy theo khả năng của mình, được tự do, tự lập lựa chọn hoạt động học tập.
Tiếp đó năm 1946, Trường mẫu giáo Bách Thảo- trường mẫu giáo tư thục đầu tiên được thành lập bởi vợ chồng Lê Thị Tuất – Nguyễn Phước Vĩnh Bang.
Trường được truyền cảm hứng bởi giáo dục mới, áp dụng các phương pháp của Montessori, Decroly và Froebel.
"Nhà trường nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những trẻ ốm yếu, những trẻ sạch sẽ, nhanh nhẹn, thông minh cũng như những trẻ em đầy di truyền tai hại, những trẻ đã chịu cả cuộc đời khổ sở, mất cả lòng tin. Nhưng bất luận trẻ nào nhà trường cũng sẽ cố gắng làm cho trẻ tập cuộc sống hợp đoàn, cố hiểu để trọng luật chung, chú ý đến công việc, gắng sức làm cho khéo, đẹp với tất cả thông minh, nhẫn nại bền bỉ và vui vẻ"- mục tiêu giáo dục của ông Vĩnh Bang đưa ra lúc đó.
Năm 1948, Vĩnh Bang đến Thụy Sỹ để theo học tâm lý giáo dục. Sau đó, ông trở thành “cánh tay phải” của Jean Piaget và được công nhận là một trong những nhà tâm lý học sư phạm quan trong nhất của Đại học Genève trong nhiều thập niên.
Ông Vĩnh Bang là một học giả gốc Việt hiếm hoi trong lĩnh vực tâm lý học sư phạm được sự công nhận và kính trọng của cộng đồng học thuật quốc tế, và hơn thế nữa, là một người đã đặt những nền móng đầu tiên cho giáo dục
Những hình ảnh về lớp mẫu giáo đầu tiên theo hướng hiện đại cách đây hơn 70 năm ở Hà Nội trong giờ học và giở vui chơi do gia đình ông Vĩnh Bang cung cấp.
Những bức ảnh là tư liệu vô cùng quý hiếm.
Khu vui chơi sạch sẽ, quy củ.
Các học sinh hào hứng với trò chơi ngoài trời.