Phối cảnh cầu Vĩnh Tuy 2 vượt sông Hồng với chiều dài 3,4 km, rộng 8 làn xe. Cầu nằm cách cầu Vĩnh Tuy 1 về phía hạ lưu (hướng Hưng Yên) 21,2 mét, cầu có độ cao tĩnh không so với mặt nước sông Hồng thông thường là 11 mét. Độ cao tĩnh không này đảm bảo để tàu thuyền lớn qua lại an toàn.Thiết kế mặt cắt cầu Vĩnh Tuy 2 nhìn từ trên cao gồm 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ. Theo thiết kế này, cầu Vĩnh Tuy 2 là cầu đầu tiên tại Hà Nội có chia làn đường dành riêng cho xe buýt lưu thông.Mặt cắt ngang cầu cho thấy, ở giữa cầu là dải phân cách rộng và cao hơn mặt cầu và được bố trí những khay cây xanh. Bên dưới mặt cầu được chia ra 4 làn xe, với làn xe buýt làn, xe thô sơ được phân ra là đường dành riêng.Ngoài có đường dành riêng cho xe buýt, điều đặc biệt nữa là mỗi làn đường được quy định rõ cho từng loại phương tiện, không đi hỗn hợp. Cầu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của Thành phố Hà Nội.Bên dưới cầu Vĩnh Tuy 2 là các trụ đỡ được cắm sâu xuống nước. Đây là những trụ bên tông cốt thép khoan nhồi vĩnh cửu có đường kính 2 mét. Dự án thuộc nhóm A - Công trình cấp I với mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư là ngân sách thành phố Hà Nội; thời gian thực hiện dự án từ 2020 – 2022. Chủ đầu tư là UBND thành phố Hà Nôi, đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.Dầm cầu được thiết kế dạng Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 1.758m với sơ đồ nhịp (1x39+3x40)m +7x(5x40)m+ (4x40+1 x39)m. Cùng với trụ bê tông cốt thép khoan nhồi vĩnh cửu đã giúp cầu Vĩnh Tuy chịu được cấp độ động đất cấp 8.
>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Con Vờ - Đặc sản sông Hồng
Phối cảnh cầu Vĩnh Tuy 2 vượt sông Hồng với chiều dài 3,4 km, rộng 8 làn xe. Cầu nằm cách cầu Vĩnh Tuy 1 về phía hạ lưu (hướng Hưng Yên) 21,2 mét, cầu có độ cao tĩnh không so với mặt nước sông Hồng thông thường là 11 mét. Độ cao tĩnh không này đảm bảo để tàu thuyền lớn qua lại an toàn.
Thiết kế mặt cắt cầu Vĩnh Tuy 2 nhìn từ trên cao gồm 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ. Theo thiết kế này, cầu Vĩnh Tuy 2 là cầu đầu tiên tại Hà Nội có chia làn đường dành riêng cho xe buýt lưu thông.
Mặt cắt ngang cầu cho thấy, ở giữa cầu là dải phân cách rộng và cao hơn mặt cầu và được bố trí những khay cây xanh. Bên dưới mặt cầu được chia ra 4 làn xe, với làn xe buýt làn, xe thô sơ được phân ra là đường dành riêng.
Ngoài có đường dành riêng cho xe buýt, điều đặc biệt nữa là mỗi làn đường được quy định rõ cho từng loại phương tiện, không đi hỗn hợp. Cầu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của Thành phố Hà Nội.
Bên dưới cầu Vĩnh Tuy 2 là các trụ đỡ được cắm sâu xuống nước. Đây là những trụ bên tông cốt thép khoan nhồi vĩnh cửu có đường kính 2 mét. Dự án thuộc nhóm A - Công trình cấp I với mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư là ngân sách thành phố Hà Nội; thời gian thực hiện dự án từ 2020 – 2022. Chủ đầu tư là UBND thành phố Hà Nôi, đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.
Dầm cầu được thiết kế dạng Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 1.758m với sơ đồ nhịp (1x39+3x40)m +7x(5x40)m+ (4x40+1 x39)m. Cùng với trụ bê tông cốt thép khoan nhồi vĩnh cửu đã giúp cầu Vĩnh Tuy chịu được cấp độ động đất cấp 8.
>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Con Vờ - Đặc sản sông Hồng