Công việc "trang điểm cho các tử thi" khiến nhiều người mới nghe tới thôi đã cảm thấy gai người. Thế nhưng, đây lại là công việc hết sức "bình thường" của các nhân viên tại các nhà tang lễ ở Hà Nội. Có mặt tại Nhà tang lễ TP Hà Nội (125 phố Phùng Hưng, TP Hà Nội) vào một ngày giữa tháng 11, PV Infonet được tận mắt chứng kiến công việc của một nghề ít ai biết “trang điểm cho xác chết” hay "làm đẹp cho các tử thi" - cái nghề mà chỉ nghe đến tên thôi cũng khiến nhiều người yếu bóng vía phải rùng mình.Tại Nhà tang lễ TP Hà Nội, trung bình mỗi ngày tổ chức khoảng 5-7 đám tang. Các nhân viên ở đây luôn phải túc trực sẵn sàng ở khu vực phòng lạnh, nơi đang bảo quản các thi thể để chờ khâm liệm và làm các công tác "cuối cùng" cho những người vừa mới xa lìa nhân thế.Theo các nhân viên tại đây, thường thì trước khi lễ viếng diễn ra khoảng 30 phút, các nhân viên ở đây sẽ cùng với người thân của người quá cố chuẩn bị những thủ tục cần thiết để tổ chức khâm liệm và chuẩn bị cho lễ viếng. Trong những thủ tục chuẩn bị khâm liệm, việc trang điểm cho những người quá cố là một trong nhiều công đoạn thường ngày của các nhân viên nhà tang lễ.Để chuẩn bị khâm liệm, người nhà sẽ phải làm thủ tục ký nhận thi thể từ phía nhà tang lễ (xác nhận đúng người thân, kí các thủ tục bàn giao, làm một số "thủ thuật" kiêng khem theo phong tục...).Kế đến, nhân viên nhà tang lễ sẽ chuẩn bị áo quan (quan tài), làm các "tục hèm" theo yêu cầu của gia đình (rải tiền lẻ, rải vàng mã, rải các quân bài, để sẵn gạo muối hay cả tiền vàng để người mất mang theo...) trước khi bắt đầu chọn giờ khâm liệm. Đối với những người đã gắn bó với cái nghề "sống cùng người chết" này tại Nhà tang lễ thành phố Hà Nội nhiều năm cho biết, trong khu vực nhà lạnh của nhà tang lễ lúc nào cũng lưu giữ gần 10 thi thể của người quá cố để chuẩn bị làm tang lễ mỗi ngày. Trước khi làm các thủ tục khâm liệm, viếng, đưa tang, hỏa thiêu... Hàng ngày nhân viên nhà tang lễ sẽ phải kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để các thi thể không phân hủy quá nhanh.Khi bắt đầu đưa thi thể người mất từ phòng lạnh ra bên ngoài, các nhân viên ở đây phải đeo găng tay, khẩu trang bảo hộ đầy đủ.Sau đó mới bắt đầu tiến hành đưa thi thể ra khỏi phòng lạnh...Các nhân viên tại nhà tang lễ sẽ tiến hành thay tất tay, tất chân, quần áo và trang điểm cho người mất nếu người nhà yêu cầu...Công đoạn trang điểm được tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp và tỉ mỉ."Việc trang điểm giúp trong lễ viếng, thân nhân của người mất có thể nhìn thấy khuôn mặt hồng hào, tươi tắn như lúc còn sống của người ra đi. Để những người ở lại có cảm giác như người mất chỉ đang ngủ mà chưa phải đã rời xa cuộc sống bụi trần"- một nhân viên tại nhà tang lễ cho biết.Sau khi trang điểm xong, người mất sẽ được đưa vào áo quan, nắp áo quan sẽ được đóng lại chỉ để hở phần mặt qua một lớp kính đã được lau sạch sẽ.
Công việc "trang điểm cho các tử thi" khiến nhiều người mới nghe tới thôi đã cảm thấy gai người. Thế nhưng, đây lại là công việc hết sức "bình thường" của các nhân viên tại các nhà tang lễ ở Hà Nội. Có mặt tại Nhà tang lễ TP Hà Nội (125 phố Phùng Hưng, TP Hà Nội) vào một ngày giữa tháng 11, PV Infonet được tận mắt chứng kiến công việc của một nghề ít ai biết “trang điểm cho xác chết” hay "làm đẹp cho các tử thi" - cái nghề mà chỉ nghe đến tên thôi cũng khiến nhiều người yếu bóng vía phải rùng mình.
Tại Nhà tang lễ TP Hà Nội, trung bình mỗi ngày tổ chức khoảng 5-7 đám tang. Các nhân viên ở đây luôn phải túc trực sẵn sàng ở khu vực phòng lạnh, nơi đang bảo quản các thi thể để chờ khâm liệm và làm các công tác "cuối cùng" cho những người vừa mới xa lìa nhân thế.
Theo các nhân viên tại đây, thường thì trước khi lễ viếng diễn ra khoảng 30 phút, các nhân viên ở đây sẽ cùng với người thân của người quá cố chuẩn bị những thủ tục cần thiết để tổ chức khâm liệm và chuẩn bị cho lễ viếng. Trong những thủ tục chuẩn bị khâm liệm, việc trang điểm cho những người quá cố là một trong nhiều công đoạn thường ngày của các nhân viên nhà tang lễ.
Để chuẩn bị khâm liệm, người nhà sẽ phải làm thủ tục ký nhận thi thể từ phía nhà tang lễ (xác nhận đúng người thân, kí các thủ tục bàn giao, làm một số "thủ thuật" kiêng khem theo phong tục...).
Kế đến, nhân viên nhà tang lễ sẽ chuẩn bị áo quan (quan tài), làm các "tục hèm" theo yêu cầu của gia đình (rải tiền lẻ, rải vàng mã, rải các quân bài, để sẵn gạo muối hay cả tiền vàng để người mất mang theo...) trước khi bắt đầu chọn giờ khâm liệm. Đối với những người đã gắn bó với cái nghề "sống cùng người chết" này tại Nhà tang lễ thành phố Hà Nội nhiều năm cho biết, trong khu vực nhà lạnh của nhà tang lễ lúc nào cũng lưu giữ gần 10 thi thể của người quá cố để chuẩn bị làm tang lễ mỗi ngày. Trước khi làm các thủ tục khâm liệm, viếng, đưa tang, hỏa thiêu... Hàng ngày nhân viên nhà tang lễ sẽ phải kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để các thi thể không phân hủy quá nhanh.
Khi bắt đầu đưa thi thể người mất từ phòng lạnh ra bên ngoài, các nhân viên ở đây phải đeo găng tay, khẩu trang bảo hộ đầy đủ.
Sau đó mới bắt đầu tiến hành đưa thi thể ra khỏi phòng lạnh...
Các nhân viên tại nhà tang lễ sẽ tiến hành thay tất tay, tất chân, quần áo và trang điểm cho người mất nếu người nhà yêu cầu...
Công đoạn trang điểm được tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp và tỉ mỉ.
"Việc trang điểm giúp trong lễ viếng, thân nhân của người mất có thể nhìn thấy khuôn mặt hồng hào, tươi tắn như lúc còn sống của người ra đi. Để những người ở lại có cảm giác như người mất chỉ đang ngủ mà chưa phải đã rời xa cuộc sống bụi trần"- một nhân viên tại nhà tang lễ cho biết.
Sau khi trang điểm xong, người mất sẽ được đưa vào áo quan, nắp áo quan sẽ được đóng lại chỉ để hở phần mặt qua một lớp kính đã được lau sạch sẽ.