Nằm bên ga tàu ở thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến với nghề làm đũa cau Nàng Rưng. Ở đây hiện có 20 hộ dân theo nghề. Những ngày cuối năm, người dân làng nghề tất bật để làm đũa phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết. Nghề làm đũa từ cau rừng tồn tại đến nay trên 20 năm. Ban đầu chỉ phục vụ trong gia đình, nhưng sau đó nhiều hộ phát triển thành sản phẩm để bán.Chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi, trú tại thôn 1) theo nghề làm đũa truyền thống được hơn 10 năm nay. Mỗi ngày, chị Thu làm trên 150 đôi đũa. Những ngày sát Tết, công việc của gia đình chị Thu càng nhiều hơn, thậm chí là có những ngày gia đình chị thức trắng đêm để hoàn thành đơn hàng.Những ngày giáp Tết, người trong gia đình đều tất bật làm đũa để kịp hàng trả cho khách.Mọi công đoạn làm đũa đều được làm thủ công. Trong ảnh người dân sử dụng bào gỗ để vót đũa.Người dân nơi đây chỉ sử dụng loại cau rừng để làm đũa thay vì chọn những cây tre hay cây thân gỗ khác.Chính vì sự khác biệt này làm làng nghề trở nên độc đáo không nơi nào có. Loại cau này thường mọc ở vùng núi huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê.Thân cau Nàng Rưng cứng, có độ thẳng, dễ chặt và dễ bào. Không chỉ vậy, đũa được làm từ thân cau Nàng Rưng lại có độ bền cao, không hút nước nên ít khi bị mốc.Đũa được làm, vót thủ công bằng tay. Cây cau Nàng Rưng được rửa sạch, chặt từng khúc dài khoảng 25-30 cm, chẻ phần ruột bên trong để tạo hình đũa thô.Sau đó dùng bào sắt để bào, khoảng 2 phút mới xong 1 chiếc.Công đoạn bào, vót đũa đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ, nếu làm quá nhanh, mạnh tay sẽ khiến đũa bị mất cân đối hoặc gãy. Sau khi bào thô, bào trơn, chà đánh bóng, đũa sẽ được đưa đi phơi nắng.Nếu ngày mưa người dân phải dùng đến bếp than để hong khô đũa. Mỗi ngày một người vót được bình quân từ 150 – 200 đôi đũa với giá từ 4.000-5.000 đồng/đôi tùy chất lượng mẫu mã."Hàng năm từ tháng 10 âm lịch trở đi, nhu cầu mua đũa của khách hàng tăng lên nên gia đình tôi phải làm đũa từ sáng đến tối mới nghỉ. Đũa được làm thủ công, đảm bảo chất lượng nên nhu cầu người dùng ngày càng tăng lên nhiều”, anh Đoàn Vương Hải, trú tại thôn 1, xã Phúc Trạch cho hay.
Nằm bên ga tàu ở thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến với nghề làm đũa cau Nàng Rưng. Ở đây hiện có 20 hộ dân theo nghề. Những ngày cuối năm, người dân làng nghề tất bật để làm đũa phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết.
Nghề làm đũa từ cau rừng tồn tại đến nay trên 20 năm. Ban đầu chỉ phục vụ trong gia đình, nhưng sau đó nhiều hộ phát triển thành sản phẩm để bán.
Chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi, trú tại thôn 1) theo nghề làm đũa truyền thống được hơn 10 năm nay. Mỗi ngày, chị Thu làm trên 150 đôi đũa. Những ngày sát Tết, công việc của gia đình chị Thu càng nhiều hơn, thậm chí là có những ngày gia đình chị thức trắng đêm để hoàn thành đơn hàng.
Những ngày giáp Tết, người trong gia đình đều tất bật làm đũa để kịp hàng trả cho khách.
Mọi công đoạn làm đũa đều được làm thủ công. Trong ảnh người dân sử dụng bào gỗ để vót đũa.
Người dân nơi đây chỉ sử dụng loại cau rừng để làm đũa thay vì chọn những cây tre hay cây thân gỗ khác.
Chính vì sự khác biệt này làm làng nghề trở nên độc đáo không nơi nào có. Loại cau này thường mọc ở vùng núi huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê.
Thân cau Nàng Rưng cứng, có độ thẳng, dễ chặt và dễ bào. Không chỉ vậy, đũa được làm từ thân cau Nàng Rưng lại có độ bền cao, không hút nước nên ít khi bị mốc.
Đũa được làm, vót thủ công bằng tay. Cây cau Nàng Rưng được rửa sạch, chặt từng khúc dài khoảng 25-30 cm, chẻ phần ruột bên trong để tạo hình đũa thô.
Sau đó dùng bào sắt để bào, khoảng 2 phút mới xong 1 chiếc.
Công đoạn bào, vót đũa đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ, nếu làm quá nhanh, mạnh tay sẽ khiến đũa bị mất cân đối hoặc gãy. Sau khi bào thô, bào trơn, chà đánh bóng, đũa sẽ được đưa đi phơi nắng.
Nếu ngày mưa người dân phải dùng đến bếp than để hong khô đũa. Mỗi ngày một người vót được bình quân từ 150 – 200 đôi đũa với giá từ 4.000-5.000 đồng/đôi tùy chất lượng mẫu mã.
"Hàng năm từ tháng 10 âm lịch trở đi, nhu cầu mua đũa của khách hàng tăng lên nên gia đình tôi phải làm đũa từ sáng đến tối mới nghỉ. Đũa được làm thủ công, đảm bảo chất lượng nên nhu cầu người dùng ngày càng tăng lên nhiều”, anh Đoàn Vương Hải, trú tại thôn 1, xã Phúc Trạch cho hay.