Khai mạc Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội“

Google News

Lễ khai mạc Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” được tổ chức tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sáng 14/2, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Viễn đông bác cổ Pháp (EFEO) tổ chức khai mạc Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là sự kiện chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023).
Khai mac Trien lam “Van Mieu trong su hoi sinh di san cua Ha Noi“
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh: Trong giai đoạn 1898-1954, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Viện Viễn đông bác cổ Pháp có mối liên hệ chặt chẽ trong việc bảo vệ, tu bổ thường xuyên khu di tích, phục hồi chức năng thờ tự và luôn duy trì được vai trò quan trọng của địa điểm này đối với cảnh quan của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội được xếp hạng.
Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của Viện Viễn đông bác cổ Pháp, triển lãm kể lại hành trình gìn giữ di sản, đồng thời nêu bật ý chí của những người Việt Nam, cùng công việc của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dành những thời gian, trí tuệ để bảo tồn di sản này. Nhờ những con người luôn có niềm đam mê với di sản như vậy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám có thể hồi sinh mạnh mẽ hơn, uy nghi hơn, như những gì mà chúng ta đã và đang từng chứng kiến.
Khai mac Trien lam “Van Mieu trong su hoi sinh di san cua Ha Noi“-Hinh-2
Đại biểu và công chúng thưởng lãm các tác phẩm trưng bày tại Triển lãm.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1902 tại Hà Nội, khi đó là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, EFEO đã đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò khảo cổ học, thu thập các bản thảo, bảo tồn các di tích, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và lịch sử của các nền văn minh châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản. Văn Miếu khi ấy chỉ được người Pháp gọi là Chùa Quạ vì mức độ hoang phế, nhưng đối với với EFEO lại là một di tích quan trọng.
Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của EFEO, triển lãm kể lại hành trình của những con người tham gia vào việc bảo tồn Văn Miếu. Triển lãm giúp công chúng hiểu về những công việc đã thực hiện ở Văn Miếu trong giai đoạn này, công việc của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ, đồng thời cung cấp cho người xem một cách nhìn đương đại về công tác nghiên cứu ngày nay.
Triển lãm được tổ chức tại Tiền đường nhà Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thời gian Triển lãm kéo dài đến ngày 30/04/2023.
>>> Mời bạn đọc xem thêm video Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022:
 
Nguyễn Hải

>> xem thêm

Bình luận(0)