Nghề may áo dài đã gắn bó với người dân Trạch Xá từ rất lâu và đã trở thành nghề truyền thống của làng từ bao đời nay. Từ khi lập làng, dân Trạch Xá đã có một quy tắc bất di, đó là nghề may vá chỉ truyền cho con trai.
Lý giải về điều này, ông Đỗ Minh Thường (47 tuổi, làng Trạch Xá) nghệ nhân gắn bó với nghề đã 35 năm chia sẻ: Nghề may vá xưa kia chỉ giành cho nam giới bởi vì nghề này thường nay đây mai đó. Chỉ cần chiếc kéo, tấc vải, cái vạch, kim chỉ là có thể “hành hương” đi may vá ở bất cứ nơi đâu. Ngược lại thân con gái phận yếu nên không thể phiêu bạt đi muôn dặm trường.
Chỉ cần những dụng cụ như thước, kéo, cây kim và sợi chỉ là người Trạch Xá có thể làm nghề may ở bất cứ nơi đâu.“Nghề may ở Trạch Xá muốn học cũng rất gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì, tận tâm của cả người học lẫn người dạy. Áo dài ở đây chủ yếu vẫn được làm thủ công bằng tay hết, giữ nguyên nét truyền thống. Để có thể thạo nghề thì phải mất cỡ 3-4 năm trời ròng rã gắn bó với cây kim, sợi chỉ” - ông Thường chia sẻ.
Ông Thường cho biết thêm, ngày xưa khi chưa có máy móc hỗ trợ thì mất khoảng 4 ngày mới xong một cái áo hoàn chỉnh. Nhưng giờ thì khác, đối với những người đã thạo nghề thì có thể may được 3 chiếc trong một ngày.Kỹ thuật khâu tay dọc độc đáo của người Trạch Xá.Ở Trạch Xá, từ trẻ con đến người già ai cũng yêu và gắn bó với nghề. Những đứa trẻ sáng dạ, khéo léo thì 15 tuổi đã có thể may được chiếc áo dài đẹp.Theo ông Lê Văn Duẩn, công việc này khó khăn nhất là công đoạn may đường tà, bởi phải khâu sao cho “trong dán hồ ngoài phô trứng rận”. Nghĩa là người khâu phải thật khéo léo, cẩn trọng để khi lật bên trong lì như được dán hồ. Mặt ngoài thì mũi chỉ đều tăm tắp như trứng con rận. Thậm chí dùng chỉ khác màu để khâu mà cũng không bị lộ đường khâu.Được biết, những người nghệ nhân trong làng thạo nghề đến mức không cần đo chỉ cần nhìn người là có thể may vừa khít. Người dân ở Trạch Xá vẫn thường ca tụng ông Tạ Văn Khuất - người được vinh dự được mời vào cung may áo dài cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Dù phải đứng cách xa, nhưng với cách ước lượng chính xác, ông vẫn may được những bộ áo dài vừa vặn và đẹp mắt.Chị Mai Thị Hải đang thêu các họa tiết trên áo dài giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn. Chị Hải chia sẻ: “Công việc này người nào không kiên trì sẽ rất dễ bỏ việc”Những vạt áo, tà áo dài được may tỉ mỉ từng nốt chỉ, đều tăm tắp như in là niềm tự hào của người dân làng Trạch Xá. Những người nghệ nhân già trong làng, vẫn ngày ngày truyền trao bí quyết cho con, cho cháu. Bởi họ tin rằng, còn gìn giữ được những nét đẹp làng nghề mình là hồn cốt tà áo dài Việt Nam sẽ chẳng bao giờ mất đi.
Nghề may áo dài đã gắn bó với người dân Trạch Xá từ rất lâu và đã trở thành nghề truyền thống của làng từ bao đời nay. Từ khi lập làng, dân Trạch Xá đã có một quy tắc bất di, đó là nghề may vá chỉ truyền cho con trai.
Lý giải về điều này, ông Đỗ Minh Thường (47 tuổi, làng Trạch Xá) nghệ nhân gắn bó với nghề đã 35 năm chia sẻ: Nghề may vá xưa kia chỉ giành cho nam giới bởi vì nghề này thường nay đây mai đó. Chỉ cần chiếc kéo, tấc vải, cái vạch, kim chỉ là có thể “hành hương” đi may vá ở bất cứ nơi đâu. Ngược lại thân con gái phận yếu nên không thể phiêu bạt đi muôn dặm trường.
Chỉ cần những dụng cụ như thước, kéo, cây kim và sợi chỉ là người Trạch Xá có thể làm nghề may ở bất cứ nơi đâu.
“Nghề may ở Trạch Xá muốn học cũng rất gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì, tận tâm của cả người học lẫn người dạy. Áo dài ở đây chủ yếu vẫn được làm thủ công bằng tay hết, giữ nguyên nét truyền thống. Để có thể thạo nghề thì phải mất cỡ 3-4 năm trời ròng rã gắn bó với cây kim, sợi chỉ” - ông Thường chia sẻ.
Ông Thường cho biết thêm, ngày xưa khi chưa có máy móc hỗ trợ thì mất khoảng 4 ngày mới xong một cái áo hoàn chỉnh. Nhưng giờ thì khác, đối với những người đã thạo nghề thì có thể may được 3 chiếc trong một ngày.
Kỹ thuật khâu tay dọc độc đáo của người Trạch Xá.
Ở Trạch Xá, từ trẻ con đến người già ai cũng yêu và gắn bó với nghề. Những đứa trẻ sáng dạ, khéo léo thì 15 tuổi đã có thể may được chiếc áo dài đẹp.
Theo ông Lê Văn Duẩn, công việc này khó khăn nhất là công đoạn may đường tà, bởi phải khâu sao cho “trong dán hồ ngoài phô trứng rận”. Nghĩa là người khâu phải thật khéo léo, cẩn trọng để khi lật bên trong lì như được dán hồ. Mặt ngoài thì mũi chỉ đều tăm tắp như trứng con rận. Thậm chí dùng chỉ khác màu để khâu mà cũng không bị lộ đường khâu.
Được biết, những người nghệ nhân trong làng thạo nghề đến mức không cần đo chỉ cần nhìn người là có thể may vừa khít. Người dân ở Trạch Xá vẫn thường ca tụng ông Tạ Văn Khuất - người được vinh dự được mời vào cung may áo dài cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Dù phải đứng cách xa, nhưng với cách ước lượng chính xác, ông vẫn may được những bộ áo dài vừa vặn và đẹp mắt.
Chị Mai Thị Hải đang thêu các họa tiết trên áo dài giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn. Chị Hải chia sẻ: “Công việc này người nào không kiên trì sẽ rất dễ bỏ việc”
Những vạt áo, tà áo dài được may tỉ mỉ từng nốt chỉ, đều tăm tắp như in là niềm tự hào của người dân làng Trạch Xá. Những người nghệ nhân già trong làng, vẫn ngày ngày truyền trao bí quyết cho con, cho cháu. Bởi họ tin rằng, còn gìn giữ được những nét đẹp làng nghề mình là hồn cốt tà áo dài Việt Nam sẽ chẳng bao giờ mất đi.