Giáo dục mất giá: Sự bế tắc của bài toán không khó

Google News

Những vấn đề về điểm chuẩn, về ngành sư phạm điểm thấp. về các trường đại học không nhận đủ thí sinh và rất nhiều vấn đề khác khiến nhiều người ngao ngán.

Điểm cao chót vót vẫn trượt đại học, 3 môn dưới điểm trung bình lại đậu ngành sư phạm. "Một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc", có người đã cảm thán thốt lên như thế khi biết điểm đậu vào các trường sư phạm quá thấp. Chắc hẳn rất nhiều người sẽ ngạc nhiên nhận thấy ngành sư phạm tiếp tục "rớt giá" thê thảm. 9 - 10 điểm ba môn vẫn trúng tuyển để được học và trở thành một nhà giáo tương lai. Chúng ta liệu có thể lạc quan với một nền giáo dục mà đứng lớp là những giáo viên thi đại học chỉ đạt 3,6 điểm toán, 2,75 điểm ngữ văn cho chính môn chuyên ngành của mình? Có lẽ đó là thảm họa.
Giao duc mat gia: Su be tac cua bai toan khong kho
Với phổ điểm ngành sư phạm như thế này, liệu có ai không ngao ngán? 
Sự sàng lọc phân cấp chất lượng thí sinh đã quá rõ ràng qua bảng điểm chuẩn. Và sư phạm, ngành học lẽ ra cần chọn lọc được những cá nhân ưu tú nhất lại đang phải tuyển sinh theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Như để đạt được chỉ tiêu tuyển sinh đặt ra hàng năm, và sau đó là kiểu đem con bỏ chợ. Chắc hẳn năm nay, số thí sinh nộp nguyện vọng vào trường sư phạm đã ít hẳn đi. Bởi trước đó chưa lâu, ngành giáo dục đã có ý định bỏ biên chế giáo dục. Thú thật, nhiều người làm nghề bao năm qua cũng chỉ trông vào cái "biên chế", họ chấp nhận ngậm đắng nuốt cay, chịu bao khổ cực gian truân để đứng vững với nghề, chỉ vì cái gọi là "biên chế". Nay đề xuất bỏ, chắc hẳn chẳng ai còn mặn mà với cái nghiệp trồng người, vốn được coi là quốc sách ấy nữa. "Quốc sách" đã bị bỏ qua, thì sá gì những thứ khác!
Mấy chục năm trước, câu nói “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đã từng làm đau đầu nhiều người. Nhưng bây giờ, có lẽ chu kỳ ấy lại quay lại chăng? Đã có rất nhiều giáo viên ở vùng sâu vùng xa sống kham khổ, thiếu thốn; thầy cô ở nông thôn sống chật vật, bấp bênh; các thầy cô giáo dạy hơpj đồng ở vùng núi cao, hải đảo xa xôi ngày ngày đến lớp với bùn đất sau những cú ngã xiêu vẹo đến sụn người, còn giáo viên thành thị cũng không trụ lại được với nghề nếu chỉ sống bằng lương. Không được dạy thêm, không có cơ hội cải thiện thu nhập, thường xuyên đối diện với sự chỉ trích của xã hội, bao nhiêu điều như thế sẽ khiến lứa trẻ chẳng mặn mà để chọn một cái nghề như thế. Và chắc hẳn, thế hệ trẻ bây giờ sẽ chỉ chọn trường sư phạm khi họ không còn lựa chọn nào khác.
Trong giáo dục, có một khái niệm thuộc về nguyên lý - đó là giáo dục phải kiểm soát được quá trình giáo dục. Với khái niệm này, để bảo đảm chất lượng, ngành giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng phải bảo đảm 03 điều kiện căn cốt: 1) Chất lượng người thầy. 2) Chương trình, SGK có chất lượng, phù hợp cấp độ tuổi học. 3) Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục- trong đó số học sinh/ lớp cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong khi thực tế hiện nay, chất cho ngành sư phạm đang suy giảm đến mức báo động như thế này, thì liệu sẽ lấy đâu ra những người thầy đủ năng lực để dậy dỗ học trò?
Giao duc mat gia: Su be tac cua bai toan khong kho-Hinh-2
Ngành giáo dục là cái nôi để dạy con người, nhưng có lẽ chẳng còn mấy người tâm huyết. 
Nhiều người đã ngao ngán thốt lên về điểm chuẩn ngành sư phạm: “Không có quốc gia nào mà nghề cốt lõi nhất cho một đất nước, gốc rễ nền tảng nhất là giáo dục thì ngành sư phạm lấy đầu vào thấp nhất 12,5 điểm để sau này thành giáo viên”. Số lượng sinh viên sư phạm thất nghiệp theo thống kê ngày càng tăng. Các trường sư phạm vẫn tuyển sinh đều đều dù hạ điểm chuẩn xuống đáy. Ai đó đã nói, nếu một giáo viên dốt sẽ đào tạo ra 35 thế hệ học sinh dốt. Con số ấy mới đáng sợ làm sao!
Theo Hoàng Anh/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)