Đền Hàng Bạc nằm trong ngõ 102 phố Hàng Bạc. Con ngõ dẫn vào đền rộng chưa đến 1m, lọt thỏm giữa 2 cửa hàng bên cạnh. Nếu không để ý kỹ, dễ bị lầm tưởng đó chỉ là khoảng ranh giới giữa 2 căn nhàĐây là ngôi đền có tiếng thờ Thánh mẫu Bạch Hoa công chúa. Theo sử sách ghi lại, tương truyền, xưa có hai công chúa là Ngọc Lân (tức Mai Hoa công chúa) và Phương Dung (tức Quỳnh Hoa công chúa) theo xa giá đi xem xét địa phương đỗ thuyền ở bờ sông. Đến đêm, trời bỗng nổi cơn mưa gió, hai công chúa vụt bay lên trời, người ta cho là linh dị, lập đền để thờ.Nhưng theo thần tích được sao chép của vị Tiên chỉ Nguyễn Đình Tuyển thôn Nguyên Khiết Hạ thì Thành hoàng Bạch Hoa Công Chúa là nhân thần. Miếu Ngài trước ở của khe núi tỉnh Hưng Hóa. Vào đời Lê Cảnh Hưng, tỉnh Hưng Hóa bị giặc cướp bóc, quân lính bị hãm hại nhiều lần. Quân đội nhà Lê phụng mệnh đem quân đi đánh giặc. Trước khi lên đường đã vào yết cáo Ngài nên đã dẹp giặc thành công mà không ai phải bị đổ máu. Khi về triều, Vua Lê Cảnh Hưng đã ban sắc cho Ngài là: Nhu Gia Trinh Thuận Thuần Nhất Đại vương và lập đền thờ bên sông Nhị Hà, làm Thành Hoàng làng Nguyên Khiết. Hiện nay, ông Nguyễn Tất Kim Hùng, đồng đền Hàng Bạc cùng với thủ nhang đền là Lê Bá Linh thực hành thờ, lễ theo đúng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.Nằm trong con ngõ 120B phố Hàng Bông khá hẹp và sâu, nếu như cổng đền đóng thì khó có thể nhận biết được vị trí đền Vọng Tiên, ngôi đền cổ gắn liền với huyền thoại vua Lê Thánh Tông (1460-1497) gặp tiên nữ.Chuyện kể rằng có một lần vua này đi vãn cảnh chùa Ngọc Hồ bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp. Vua bắt chuyện và ngạc nhiên với tài thi phú của nàng, sau đó mời lên xe loan đưa về cung. Nhưng mới đi tới cửa Đại Hưng thì cô biến mất. Cho rằng nàng là tiên giáng trần, vua bèn sai lập đền ngay ở chỗ đó, gọi là lầu Vọng Tiên.Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, giai thoại về cuộc hội ngộ giữa vua Lê Thánh Tông và tiên nữ thể hiện một khía cạnh khá đặc biệt của đạo Phật ở nước ta thời Hậu Lê. Đó là tư tưởng giải thoát mọi sự phiền muộn của Phật giáo Thiền phái kết hợp với cảm hứng siêu thoát của đạo Tiên, một biến thể của đạo Lão, thường gắn với hình ảnh của các vị tiên.Trước đây, đình Trung Yên nằm trên tầng 2 một ngôi nhà đã xuống cấp trong số 10, ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt. Đến cuối tháng 6/2023, công trình đã được triển khai tu bổ, tôn tạo hoàn thiện. Diện tích ngôi đình là 70,5m2. Toàn bộ nơi thờ chính được bố trí tại tầng hai, tầng một là nơi sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư.Cầu thang lên đình hẹp chỉ vừa một người đi.Đình Trung Yên còn có tên là đình Thanh Cẩm. Đình thờ một Ngự sử thời Mạc (không rõ tên), đã hi sinh khi cản lối Triết Vương Trịnh Tùng, giúp chúa Mạc chạy thoát. Sau khi Triết Vương thu quân về Tây Đô (Thanh Hóa), chúa Mạc về giữ Đông Kinh (Thăng Long), đền thờ được lập tại nơi hy sinh là phường Đông Các, nay thuộc phường Hàng Bạc.Hiện nay, đình Trung Yên còn lưu giữ 1 tấm bia đá lập năm thứ 10 niên hiệu Thành Thái (1898) và một số đồ thờ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Đình là một di tích văn hóa tín ngưỡng có giá trị tiêu biểu và được xếp vào loại di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2008.>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Phố Phan Đình Phùng đẹp mơ màng mùa cây thay lá:
Đền Hàng Bạc nằm trong ngõ 102 phố Hàng Bạc. Con ngõ dẫn vào đền rộng chưa đến 1m, lọt thỏm giữa 2 cửa hàng bên cạnh. Nếu không để ý kỹ, dễ bị lầm tưởng đó chỉ là khoảng ranh giới giữa 2 căn nhà
Đây là ngôi đền có tiếng thờ Thánh mẫu Bạch Hoa công chúa. Theo sử sách ghi lại, tương truyền, xưa có hai công chúa là Ngọc Lân (tức Mai Hoa công chúa) và Phương Dung (tức Quỳnh Hoa công chúa) theo xa giá đi xem xét địa phương đỗ thuyền ở bờ sông. Đến đêm, trời bỗng nổi cơn mưa gió, hai công chúa vụt bay lên trời, người ta cho là linh dị, lập đền để thờ.
Nhưng theo thần tích được sao chép của vị Tiên chỉ Nguyễn Đình Tuyển thôn Nguyên Khiết Hạ thì Thành hoàng Bạch Hoa Công Chúa là nhân thần. Miếu Ngài trước ở của khe núi tỉnh Hưng Hóa. Vào đời Lê Cảnh Hưng, tỉnh Hưng Hóa bị giặc cướp bóc, quân lính bị hãm hại nhiều lần. Quân đội nhà Lê phụng mệnh đem quân đi đánh giặc. Trước khi lên đường đã vào yết cáo Ngài nên đã dẹp giặc thành công mà không ai phải bị đổ máu.
Khi về triều, Vua Lê Cảnh Hưng đã ban sắc cho Ngài là: Nhu Gia Trinh Thuận Thuần Nhất Đại vương và lập đền thờ bên sông Nhị Hà, làm Thành Hoàng làng Nguyên Khiết. Hiện nay, ông Nguyễn Tất Kim Hùng, đồng đền Hàng Bạc cùng với thủ nhang đền là Lê Bá Linh thực hành thờ, lễ theo đúng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.
Nằm trong con ngõ 120B phố Hàng Bông khá hẹp và sâu, nếu như cổng đền đóng thì khó có thể nhận biết được vị trí đền Vọng Tiên, ngôi đền cổ gắn liền với huyền thoại vua Lê Thánh Tông (1460-1497) gặp tiên nữ.
Chuyện kể rằng có một lần vua này đi vãn cảnh chùa Ngọc Hồ bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp. Vua bắt chuyện và ngạc nhiên với tài thi phú của nàng, sau đó mời lên xe loan đưa về cung. Nhưng mới đi tới cửa Đại Hưng thì cô biến mất. Cho rằng nàng là tiên giáng trần, vua bèn sai lập đền ngay ở chỗ đó, gọi là lầu Vọng Tiên.
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, giai thoại về cuộc hội ngộ giữa vua Lê Thánh Tông và tiên nữ thể hiện một khía cạnh khá đặc biệt của đạo Phật ở nước ta thời Hậu Lê. Đó là tư tưởng giải thoát mọi sự phiền muộn của Phật giáo Thiền phái kết hợp với cảm hứng siêu thoát của đạo Tiên, một biến thể của đạo Lão, thường gắn với hình ảnh của các vị tiên.
Trước đây, đình Trung Yên nằm trên tầng 2 một ngôi nhà đã xuống cấp trong số 10, ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt. Đến cuối tháng 6/2023, công trình đã được triển khai tu bổ, tôn tạo hoàn thiện. Diện tích ngôi đình là 70,5m2. Toàn bộ nơi thờ chính được bố trí tại tầng hai, tầng một là nơi sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư.
Cầu thang lên đình hẹp chỉ vừa một người đi.
Đình Trung Yên còn có tên là đình Thanh Cẩm. Đình thờ một Ngự sử thời Mạc (không rõ tên), đã hi sinh khi cản lối Triết Vương Trịnh Tùng, giúp chúa Mạc chạy thoát. Sau khi Triết Vương thu quân về Tây Đô (Thanh Hóa), chúa Mạc về giữ Đông Kinh (Thăng Long), đền thờ được lập tại nơi hy sinh là phường Đông Các, nay thuộc phường Hàng Bạc.
Hiện nay, đình Trung Yên còn lưu giữ 1 tấm bia đá lập năm thứ 10 niên hiệu Thành Thái (1898) và một số đồ thờ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Đình là một di tích văn hóa tín ngưỡng có giá trị tiêu biểu và được xếp vào loại di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2008.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Phố Phan Đình Phùng đẹp mơ màng mùa cây thay lá: