Gần chục nghìn ca nhiễm COVID-19: Kịch bản chống dịch của TP HCM

Google News

TP HCM đã có hơn 9.400 trường hợp mắc COVID-19. Từ ngày 9/7, toàn thành phố sẽ cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16. Dư luận quan tâm, kịch bản chống dịch của thành phố trong thời gian tới ra sao?

Kể từ 0h ngày 9/7, TP HCM sẽ thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố - tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố - tổ nhân dân, khu phố - ấp cách ly với khu phố - ấp, xã - phường - thị trấn cách ly với xã - phường - thị trấn, quận - huyện và TP Thủ Đức cách ly với quận - huyện và TP Thủ Đức.
Mục đích chính là tận dụng thời gian giãn cách xã hội để triển khai quyết liệt, siết chặt các biện pháp phòng chống dịch nhằm đạt kết quả cao nhất.
Giãn cách tạo điều kiện thuận lợi phát hiện mầm bệnh trong cộng đồng
Thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, UBND TPHCM yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch; tích cực khai báo y tế tự nguyện; thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ bản thân, gia đình và tham gia có trách nhiệm các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng.
Gan chuc nghin ca nhiem COVID-19: Kich ban chong dich cua TP HCM
Giãn cách xã hội để triển khai quyết liệt, siết chặt các biện pháp phòng chống dịch.
UBND phường, xã, thị trấn tổ chức các đội tuần tra, giám sát, hoạt động 24/24, không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch; đặc biệt tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường họp người dân ra khỏi nhà không thuộc các trường hợp quy định trên và không có lý do chính đáng.
TPHCM tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống, nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm thời đóng cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục. Đồng thời, tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé sổ và bán vé số dạo trên địa bàn Thành phố, tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7/2021.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.
Dừng toàn bộ các cuộc họp tại cơ quan công sở (ngoại trừ các cuộc họp chống dịch, các cuộc họp đế xử lý các vấn đề cấp bách của đơn vị). Khi tổ chức các cuộc họp phải được người đứng đầu phê duyệt, đảm bảo không tập trung quá 10 người trong một phòng, tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.
Sở GTVT tổ chức triển khai hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn với các nội dung chủ yếu sau: Dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô;Dừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe mô tô, bao gồm xe có sử dụng công nghệ kết nối với hành khách và “xe ôm”; Các bến khách, bến thủy nội địa vận tải hành khách công cộng cũng phải tạm dừng hoạt động.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, bản chất giãn cách là làm hoạt động của TPHCM chậm lại để đuổi kịp, vượt lên và chặn đứng sự lây lan của dịch COVID-19.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thời gian qua công tác phòng chống dịch của TPHCM đã đi đúng hướng. Trong 15 ngày tới TPHCM cần quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa mới mong khống chế được dịch COVID-19. Đây là khoảng thời gian rất tốt để hạn chế tiếp xúc. Do đó trong thời gian này, ngành y tế sẽ tiếp tục điều tra, truy vết và trên cơ sở đó tăng cường xét nghiệm để phát hiện F0.
“Giãn cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta phát hiện mầm bệnh trong cộng đồng, trong từng khu vực. Bên cạnh đó sẽ tăng cường xét nghiệm, khi phát hiện ra các trường hợp F0 trong cộng đồng sẽ tiếp tục điều tra truy vết các trường hợp F1, F2…”, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng thông tin.
Tăng cường truy vết, xét nghiệm nhanh
Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Y tế tăng cường truy vết, xét nghiệm nhanh tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan trong cộng đồng.
UBND TP giao Sở Y tế mở rộng các khu cách ly tập trung đạt công suất 50.000 giường và đảm bảo an toàn, phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở cách ly, kiểm soát không để lây nhiễm ra cộng đồng.
Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đáp ứng điều trị khi TPHCM có 20.000 trường hợp mắc COVID-19, khẩn trương mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế, không để các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị y tế trong công tác cấp cứu, điều trị người bệnh; điều chỉnh hệ thống các cơ sở điều trị phù hợp với tình hình mới, ưu tiên nguồn lực cho điều trị bệnh nhân nguy kịch với 1.000 giường hồi sức.
Gan chuc nghin ca nhiem COVID-19: Kich ban chong dich cua TP HCM-Hinh-2
Tăng cường truy vết, xét nghiệm nhanh tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm.
Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp bình ổn tăng lượng hàng hóa cung ứng cho các hệ thống phân phối hiện đại (các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách hóa Xanh,…), gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 -150.000 tấn/tháng, đảm bảo đầy đủ nhu cầu của người dân TPHCM.
Yêu cầu tiểu thương và thương nhân tại 3 chợ đầu mối tổ chức tiếp nhận hàng hóa thông qua các chằn vựa, trung bình một ngày đêm tiếp nhận khoảng 4.000 - 5.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống; tham mưu hình thành các điểm trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh và TPHCM. Tổ chức kích hoạt Chương trình bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và đúng giá cho người dân.
Phát huy năng lực cung ứng của các kênh phân phối hiện đại và truyền thống gồm 106 siêu thị, 124 chợ truyền thống, trên 2.000 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và hơn 28.000 điểm bán tại các địa phương.
Phát huy mạnh mẽ các giải pháp mua sắm trực tuyến của 17 siêu thị, hệ thống phân phối lớn; đồng thời, tổ chức các điểm bán bổ trợ, đi chợ thay cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn, không sử dụng được điện thoại để đặt hàng, mua sắm trực tuyến.
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn cách thức xử lý, thực hiện khử trùng, sát khuẩn, cách ly và thay đổi các ca, nhóm làm việc, các điều kiện bắt buộc thực hiện đối với các chợ đầu mối, chợ truyền thống và địa điểm kinh doanh bị tạm ngừng hoạt động do liên quan các ca nhiễm để sớm đưa vào hoạt động bình thường.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tạo điều kiện ưu tiên cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá.
Phối hợp UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra và hướng dẫn hoạt động của các chợ truyền thống, tổ chức các giải pháp cung cấp bổ trợ hàng hoá cho người dân, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Triển khai chính sách hỗ trợ cho người khó khăn
Sở LĐ-TB&XH TP phối hợp với các sở, ngành khẩn trương triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 09 của HĐND TP và rà soát, tổ chức cho người lang thang, cơ nhỡ, sống tại nơi công cộng vào Trung tâm hỗ trợ xã hội để quản lý kiểm soát, phòng chống dịch.
Sở Xây dựng tham mưu UBND TPHCM vị trí xây dựng khu cách ly tập trung và các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Công an TPHCM tăng cường chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm các trừng hợp vi phạm an ninh trật tự, vi phạm trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh theo thẩm quyền của lực lượng công an.
Tổ chức lại hoạt động của 12 chốt, trạm kiểm soát phòng chóng dịch COVID-19 do Thành phố kiểm soát. Bố trí lực lượng làm công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh; các khu cách ly, phong tỏa trên địa bàn TP. Phối hợp truy vết các ca nghi nhiễm COVID-19.
Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu Công nghệ cao (KCX-KCN-KCNC) và Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung nêu cao tinh thần “vừa chống dịch, vừa sản xuất”, “chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”; khẩn trương thẩm định cho các doanh nghiệp đã đăng ký vừa cách ly, vừa sản xuất.
Gan chuc nghin ca nhiem COVID-19: Kich ban chong dich cua TP HCM-Hinh-3
Nguồn: HCDC 
>>> Mời độc giả xem thêm video Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc

Nguồn: THĐT

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)