Đề văn THPT Quốc gia 2019: Thí sinh than khó với "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Google News

(Kiến Thức) - Sáng 25/6, sau khi kết thúc giờ làm bài môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019, một số thí sinh cho biết đề thi không quá khó với tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vào đề thi.

Kết thúc bài thi vào sáng nay 25/6, nhiều em cho biết đề thi "khá khó". Tuy nhiên, một số khác thì cho rằng đề văn THPT Quốc gia 2019 phù hợp với năng lực và chương trình học.
Theo đó, câu nghị luận xã hội đề cập sức mạnh ý chí con người. Phần tự luận 5 điểm hỏi về tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".
De van THPT Quoc gia 2019: Thi sinh than kho voi
Tác phẩm 'Trước biển' của nhà thơ Vũ Quần Phương và tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vào đề thi THPT quốc gia 2019.  
Đề thi Ngữ văn gồm 2 phần. Phần Đọc hiểu (3 điểm với 4 câu hỏi), ngữ liệu là 1 đoạn trích trong tác phẩm “trước biển” của Vũ Quần Phương (Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985).
Phần làm văn 7 điểm với 2 câu hỏi. Trong đó, câu nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh, từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn về sức mạnh ý chí con người trong cuộc sống.
Câu nghị luận văn học yêu cầu nêu cảm nhận về hình tượng dòng sông Hương, trong đoạn trích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề văn THPT Quốc gia 2019 cấu trúc tương đương với đề minh họa. HS không bị bỡ ngỡ và có tinh thần làm bài khá thoải mái. Đề đã đảm bảo được chuẩn kiến thức và kỹ năng, chạm đến những vấn đề mang tính thời sự và có thể phát huy được những trải nghiệm của HS THPT. HS có thể làm bài không chỉ bằng kiến thức ở nhà trường, mà còn bằng những suy nghĩ, trải nghiệm của cá nhân.
Với những HS có lực học trung bình, có thể giải quyết được đề bài ở mức độ 50- 60%. Còn với HS giỏi, có năng lực, biết suy tư, trăn trở, có thể phát huy được sở trường của mình khi cảm nhận được nội dung sâu xa của đề.
Cả hai phần đọc hiểu và làm văn đều là những vấn đề quen thuộc, đã được trình bày bởi những con người ở thế hệ trước (Vũ Quần Phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường... những người ở thế hệ nguyện “hóa thân cho dáng hình xứ sở”); những HS thuộc thế hệ ngày hôm nay khi làm bài có thể đối thoại được với thế hệ đi trước, thế hệ cha anh, để vừa thể hiện được sự suy tư khi kế thừa thành quả, vừa thể hiện được sự tiếp nối của thế hệ trẻ hôm nay.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về Kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)