Phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, nơi được mệnh danh là phường duy nhất trên cả nước không có kiệt, hẻm. Nhưng chỉ cách vài bước chân, giữa đô thị khang trang, sạch đẹp là một khung cảnh rất khác với "đường làng, ngõ vắng". Tổ 89 Phường Hòa Xuân, dải đất nằm ven sông Cẩm Lệ, đoạn từ cầu Cẩm Lệ đến cầu Nguyễn Tri Phương, với những con đường cỏ mọc quá đầu, rác thải ngổn ngang.Khác với hầu hết các căn nhà mới tinh, hiện đại ở phần còn lại của phường Hòa Xuân, nhà cửa tại khu vực này đa phần xuống cấp, xập xệ, cạnh những con đường "nắng bụi, mưa ngập".“Chỉ cần đổ xe cát nhỏ nhỏ để sửa nhà là lực lượng quy tắc đô thị xuất hiện nhắc nhở ngay, đâu được sửa sang gì ”, anh V., một người dân tại đây ngán ngẩm cho biết.Thế nên, hơn chục năm qua, cả khu dân cư này không có một ngôi nhà mới, chỉ còn những ngôi nhà xập xệ, tạm bợ, xen lẫn trong đám cây cỏ dại như ở một "miền quê xa lắm".Giữa khu dân cư là con mương dẫn nước thải đổ ra sông Cẩm Lệ, quanh năm bốc mùi hôi thối, cỏ dại ngút ngàn.Khó có thể hình dung nơi này chỉ cách khu vực dân cư đông đúc, sầm uất với nhiều tuyến đường lớn của phường Hòa Xuân như Đinh Gia Trinh, Văn Tiến Dũng, Võ An Ninh… chỉ vài chục mét.Ông P., một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết, tổ 89 trước đây thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, sau đó được sáp nhập vào phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.Năm 2009, khu vực tổ 89 được quy hoạch làm dự án Khu dự trữ đất ven sông phía Bắc khu E - khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ. Thế nhưng, chờ mãi, hơn 10 năm qua, tất cả vẫn còn nằm trên giấy, người dân lâm vào cảnh "đi không được, ở không xong".Vướng quy hoạch "treo", nhiều ngôi nhà của người dân nơi đây xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đành "giữ nguyên hiện trạng", không được phép sửa chữa.Chưa kể, nhiều ngôi nhà bị bão giật tốc mái giờ bỏ hoang và trở thành nơi tập kết rác thải khiến cho khung cảnh thêm phần nhếch nhác.Tổ 89 cũng là khu vực trũng thấp ven sông nên cứ vào mùa mưa bão, hàng chục hộ gia đình nơi đây được chính quyền phường Hòa Xuân vận động di dời đến các trường học trên địa bàn để trú bão, đề phòng nhà sập hoặc bị ngập lụt.Ông Nguyễn Phú Sanh, cán bộ phường Hòa Xuân cho biết, khi có mưa bão lớn thì phường sẽ tổ chức di dời bà con ở khu vực tổ 89 đến trường THCS Nguyễn Thiện Thuật gần đó. Gần như cả phường Hòa Xuân giờ chỉ còn mỗi tổ 89 là vùng trũng thấp nên phường đã tổ chức đội dân quân cơ động tại đây để hỗ trợ bà con di dời khi có lũ lụt."Phường vẫn đang kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tại tổ 89.", ông Sanh cho biết. Và những người dân tổ 89 vẫn đang mòn mỏi chờ ngày dự án thực hiện để họ được "an cư lạc nghiệp", và đỡ cảm thấy "chạnh lòng" khi bước từ làng ra phố cách đó vài bước chân.>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm biệt thự xa hoa không tưởng ở những ngôi “làng tỉ phú”:
Phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, nơi được mệnh danh là phường duy nhất trên cả nước không có kiệt, hẻm. Nhưng chỉ cách vài bước chân, giữa đô thị khang trang, sạch đẹp là một khung cảnh rất khác với "đường làng, ngõ vắng".
Tổ 89 Phường Hòa Xuân, dải đất nằm ven sông Cẩm Lệ, đoạn từ cầu Cẩm Lệ đến cầu Nguyễn Tri Phương, với những con đường cỏ mọc quá đầu, rác thải ngổn ngang.
Khác với hầu hết các căn nhà mới tinh, hiện đại ở phần còn lại của phường Hòa Xuân, nhà cửa tại khu vực này đa phần xuống cấp, xập xệ, cạnh những con đường "nắng bụi, mưa ngập".
“Chỉ cần đổ xe cát nhỏ nhỏ để sửa nhà là lực lượng quy tắc đô thị xuất hiện nhắc nhở ngay, đâu được sửa sang gì ”, anh V., một người dân tại đây ngán ngẩm cho biết.
Thế nên, hơn chục năm qua, cả khu dân cư này không có một ngôi nhà mới, chỉ còn những ngôi nhà xập xệ, tạm bợ, xen lẫn trong đám cây cỏ dại như ở một "miền quê xa lắm".
Giữa khu dân cư là con mương dẫn nước thải đổ ra sông Cẩm Lệ, quanh năm bốc mùi hôi thối, cỏ dại ngút ngàn.
Khó có thể hình dung nơi này chỉ cách khu vực dân cư đông đúc, sầm uất với nhiều tuyến đường lớn của phường Hòa Xuân như Đinh Gia Trinh, Văn Tiến Dũng, Võ An Ninh… chỉ vài chục mét.
Ông P., một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết, tổ 89 trước đây thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, sau đó được sáp nhập vào phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.
Năm 2009, khu vực tổ 89 được quy hoạch làm dự án Khu dự trữ đất ven sông phía Bắc khu E - khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ. Thế nhưng, chờ mãi, hơn 10 năm qua, tất cả vẫn còn nằm trên giấy, người dân lâm vào cảnh "đi không được, ở không xong".
Vướng quy hoạch "treo", nhiều ngôi nhà của người dân nơi đây xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đành "giữ nguyên hiện trạng", không được phép sửa chữa.
Chưa kể, nhiều ngôi nhà bị bão giật tốc mái giờ bỏ hoang và trở thành nơi tập kết rác thải khiến cho khung cảnh thêm phần nhếch nhác.
Tổ 89 cũng là khu vực trũng thấp ven sông nên cứ vào mùa mưa bão, hàng chục hộ gia đình nơi đây được chính quyền phường Hòa Xuân vận động di dời đến các trường học trên địa bàn để trú bão, đề phòng nhà sập hoặc bị ngập lụt.
Ông Nguyễn Phú Sanh, cán bộ phường Hòa Xuân cho biết, khi có mưa bão lớn thì phường sẽ tổ chức di dời bà con ở khu vực tổ 89 đến trường THCS Nguyễn Thiện Thuật gần đó. Gần như cả phường Hòa Xuân giờ chỉ còn mỗi tổ 89 là vùng trũng thấp nên phường đã tổ chức đội dân quân cơ động tại đây để hỗ trợ bà con di dời khi có lũ lụt.
"Phường vẫn đang kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tại tổ 89.", ông Sanh cho biết. Và những người dân tổ 89 vẫn đang mòn mỏi chờ ngày dự án thực hiện để họ được "an cư lạc nghiệp", và đỡ cảm thấy "chạnh lòng" khi bước từ làng ra phố cách đó vài bước chân.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm biệt thự xa hoa không tưởng ở những ngôi “làng tỉ phú”: