Do muốn giúp đỡ những người cùng quê từ Ba Vì lên Hà Nội kiếm sống nên vợ chồng ông Nguyễn Tài Thủy (53 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thắm (51 tuổi) đã bỏ tiền mua một chiếc thuyền lớn rồi cho mọi người lao động nhập cư đến thuê trọ, sống chung cùng nhau. Thuyền có 2 tầng với sức chứa trung bình khoảng 50 – 70 người. Tiền thuê trọ ở đây chỉ có 10.000đ/người/ngày kèm nước sạch.Chị Lê Thị Ngân (27 tuổi – con dâu của chủ thuyền – giữa ảnh), người hiện đang trông coi thuyền chia sẻ: “Mọi người đều là người cùng quê lên đây kiếm sống, lại là dân lao động chân tay như nhau làm gì có nhiều tiền mà thuê trọ trên bờ. Điều kiện sống thế này mà mình lại lấy đắt thì họ biết đi đâu ở.”Thuyền có hai tầng với một nơi sinh hoạt chung của những người lao động nhập cư nằm ở cuối thuyền. Bình thường trên thuyền có khoảng 40 – 50 người, những lúc đông nhất có thể lên tới 60 – 70 người cùng sống trên thuyền.Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ vài ki-lô-mét nhưng cuộc sống của những người thuê trọ trên thuyền suốt hơn 20 không hề có ánh đèn điện. Mãi cho tới 3 năm trở lại đây, người trên thuyền mới bảo nhau mua các bình ắc quy để dùng.Không điện, đồng nghĩa với nhiều khó khăn đi kèm trong sinh hoạt hàng ngày. Ban ngày, mọi người tản ra đi làm hết, đến buổi tối thì không đèn điện chiếu sáng, phải nhờ đến ánh đèn phát ra từ điện thoại, đèn pin, hay ánh trăng bên ngoài chiếu xuống, thậm chí là phải mò mẫm trong đêm.Chỗ ở, và đồ đạc trong sinh hoạt hàng ngày cũng được tinh giản hết sức. Mọi người sống trên thuyền đều là người lao động chân tay giống nhau như bán hàng rong, buôn bán dạo.Cuộc sống của người lao động nhập cư tại Hà Nội khá khó khăn.3h sáng, khi cả thành phố còn đang say giấc thì đó cũng là lúc công việc của họ bắt đầu. Sau khi mua rau, củ, quả ở chợ Long Biên họ sẽ đi bán rong khắp các phố đến đầu giờ chiều hoặc khi hết hàng mới về.Hàng chục người chung sống với nhau, giường kề giường, nằm san sát nhau chứ không có không gian riêng. .Dù cho không gian sống và nơi sinh hoạt chung có phần chật chội, nhưng khi ở đây đủ lâu, mọi chuyện diễn ra hết sức nhẹ nhàng và mọi người cũng đã dần quen với cuộc sống như vậyĐiều đặc biệt là những người đến thuê trọ ở đây không phải người xa lạ từ những tỉnh thành khác nhau lên Hà Nội kiếm việc làm mà họ chủ yếu là người nhà, hàng xóm láng giềng, những người cùng quê. Chính điều đó, đã khiến họ dễ dàng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau.Thời gian trôi đi, có người đã gắn bó với nơi này hàng chục năm, có người mới chỉ vài ba năm, người đến người đi. Đối với nhiều người, đây không chỉ là nơi ở tạm thời mà nó đã dần gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của họ. Mọi người chọn thuê trọ theo hình thức sống tập thể trên thuyền không chỉ vì giá rẻ mà với họ, sống ở đây làm vơi đi nỗi nhớ nhà, những người ở đó là người thân của nhau, là “nhà” của họ tại Hà Nội này.Thuê trọ, sống tập thể trên thuyền với giá rẻ hơn rất nhiều so với các phòng trọ trên bờ, cũng chính vì vậy mà điều kiện sống trên thuyền phần nào thiếu thốn hơn. Nhưng những khó khăn đó không làm mất đi nụ cười, tinh thần sống lạc quan của những người lao động đang cố gắng từng ngày kiếm tiền, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Do muốn giúp đỡ những người cùng quê từ Ba Vì lên Hà Nội kiếm sống nên vợ chồng ông Nguyễn Tài Thủy (53 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thắm (51 tuổi) đã bỏ tiền mua một chiếc thuyền lớn rồi cho mọi người lao động nhập cư đến thuê trọ, sống chung cùng nhau. Thuyền có 2 tầng với sức chứa trung bình khoảng 50 – 70 người. Tiền thuê trọ ở đây chỉ có 10.000đ/người/ngày kèm nước sạch.
Chị Lê Thị Ngân (27 tuổi – con dâu của chủ thuyền – giữa ảnh), người hiện đang trông coi thuyền chia sẻ: “Mọi người đều là người cùng quê lên đây kiếm sống, lại là dân lao động chân tay như nhau làm gì có nhiều tiền mà thuê trọ trên bờ. Điều kiện sống thế này mà mình lại lấy đắt thì họ biết đi đâu ở.”
Thuyền có hai tầng với một nơi sinh hoạt chung của những người lao động nhập cư nằm ở cuối thuyền. Bình thường trên thuyền có khoảng 40 – 50 người, những lúc đông nhất có thể lên tới 60 – 70 người cùng sống trên thuyền.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ vài ki-lô-mét nhưng cuộc sống của những người thuê trọ trên thuyền suốt hơn 20 không hề có ánh đèn điện. Mãi cho tới 3 năm trở lại đây, người trên thuyền mới bảo nhau mua các bình ắc quy để dùng.
Không điện, đồng nghĩa với nhiều khó khăn đi kèm trong sinh hoạt hàng ngày. Ban ngày, mọi người tản ra đi làm hết, đến buổi tối thì không đèn điện chiếu sáng, phải nhờ đến ánh đèn phát ra từ điện thoại, đèn pin, hay ánh trăng bên ngoài chiếu xuống, thậm chí là phải mò mẫm trong đêm.
Chỗ ở, và đồ đạc trong sinh hoạt hàng ngày cũng được tinh giản hết sức. Mọi người sống trên thuyền đều là người lao động chân tay giống nhau như bán hàng rong, buôn bán dạo.
Cuộc sống của người lao động nhập cư tại Hà Nội khá khó khăn.
3h sáng, khi cả thành phố còn đang say giấc thì đó cũng là lúc công việc của họ bắt đầu. Sau khi mua rau, củ, quả ở chợ Long Biên họ sẽ đi bán rong khắp các phố đến đầu giờ chiều hoặc khi hết hàng mới về.
Hàng chục người chung sống với nhau, giường kề giường, nằm san sát nhau chứ không có không gian riêng. .
Dù cho không gian sống và nơi sinh hoạt chung có phần chật chội, nhưng khi ở đây đủ lâu, mọi chuyện diễn ra hết sức nhẹ nhàng và mọi người cũng đã dần quen với cuộc sống như vậy
Điều đặc biệt là những người đến thuê trọ ở đây không phải người xa lạ từ những tỉnh thành khác nhau lên Hà Nội kiếm việc làm mà họ chủ yếu là người nhà, hàng xóm láng giềng, những người cùng quê. Chính điều đó, đã khiến họ dễ dàng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau.
Thời gian trôi đi, có người đã gắn bó với nơi này hàng chục năm, có người mới chỉ vài ba năm, người đến người đi. Đối với nhiều người, đây không chỉ là nơi ở tạm thời mà nó đã dần gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của họ. Mọi người chọn thuê trọ theo hình thức sống tập thể trên thuyền không chỉ vì giá rẻ mà với họ, sống ở đây làm vơi đi nỗi nhớ nhà, những người ở đó là người thân của nhau, là “nhà” của họ tại Hà Nội này.
Thuê trọ, sống tập thể trên thuyền với giá rẻ hơn rất nhiều so với các phòng trọ trên bờ, cũng chính vì vậy mà điều kiện sống trên thuyền phần nào thiếu thốn hơn. Nhưng những khó khăn đó không làm mất đi nụ cười, tinh thần sống lạc quan của những người lao động đang cố gắng từng ngày kiếm tiền, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn.